Phiếu trắc nghiệm Tin học 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Vì sao tìm kiếm nhị phân thường nhanh hơn tìm kiếm tuần tự khi làm việc với danh sách lớn?
A. Vì nó kiểm tra từng phần tử một cách chậm rãi
B. Vì nó loại bỏ một nửa danh sách sau mỗi lần so sánh
C. Vì nó sắp xếp lại danh sách trước khi tìm kiếm
D. Vì nó luôn tìm thấy kết quả trong một lần kiểm tra
Câu 2: Nam đang làm bài thuyết trình về động vật quý hiếm và muốn chèn ảnh hổ vào slide. Nhưng ảnh hổ có nền trắng, trong khi slide có nền xanh lá. Nam nên làm gì để ảnh trông tự nhiên hơn?
A. Giữ nguyên ảnh hổ có nền trắng
B. Dùng công cụ xóa nền để loại bỏ nền trắng
C. Đặt ảnh hổ lên một hình chữ nhật màu trắng
D. Làm mờ ảnh hổ để không thấy rõ nền trắng
Câu 3: Nếu muốn một bài trình chiếu có hiệu ứng nhưng vẫn chuyên nghiệp, điều nào quan trọng nhất?
A. Dùng càng nhiều hiệu ứng càng tốt
B. Chọn hiệu ứng đơn giản và thống nhất
C. Dùng hiệu ứng phức tạp để gây ấn tượng
D. Chỉ dùng hiệu ứng chuyển slide
Câu 4: Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?
A. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.
B. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên.
C. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau liên tục đến khi dãy số được sắp xếp.
D. So sánh lần lượt từ phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm.
Câu 5: Với dãy số được sắp xếp từ trên xuống dưới lần lượt là: 19, 16, 18, 15. Khi sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt. Quá trình lặp được thực hiện mấy lần?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 6: Hiệu ứng chuyển trang trình chiếu là:
A. trật tự xuất hiện của các hình ảnh được chèn vào các trang trình chiếu.
B. cách thức và thời điểm xuất hiện của trang trình chiếu.
C. cách xuất hiện tiêu đề của các trang trình chiếu.
D. cách xuất hiện phần nội dung của trang trình chiếu.
Câu 7: Đâu là chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu?
A. Trình chiếu nội dung của trang trên toàn màn hình.
B. Sắp xếp, bố trí các đối tượng trên trang trình chiếu.
C. Tạo hiệu ứng động cho các trang trình chiếu và các đối tượng trên trang trình chiếu để hiển thị nội dung lên màn hình một cách sinh động.
D. Cung cấp thư viện các mẫu trình bày đa dạng.
Câu 8: Cho tình huống sau: Ban tổ chức đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lập bảng tổng sắp huy chương của các nước tham gia.
Cách sắp xếp theo thứ tự phù hợp nhất là?
A. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần.
B. Sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái.
C. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (người già, trẻ em, ...) và thời gian tăng dần.
D. Sắp xếp theo thứ tự số huy chương vàng, bạc, đồng giảm dần.
Câu 9: Cho dãy số: 47, 35, 36, 11, 36, 46, 36, 63, 36, 18, 24. Để tìm số 36 trong dãy số này bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta cần thực hiện bao nhiêu lần lặp?
A. 3 lần.
B. 5 lần.
C. 7 lần.
D. 9 lần.
Câu 10: Sắp xếp các thao tác sau theo thứ tự đúng để đưa hình ảnh vào trang trình chiếu.
(a) Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh.
(b) Chọn trang trình chiếu cần chèn hình ảnh vào.
(c) Chọn dải lệnh Insert> Picture> From File.
(d) Chọn tệp hình ảnh cần thiết và nháy chọn Insert.
A. (c) – (b) – (a) – (d)
B. (b) – (d) – (a) – (c)
C. (b) – (c) – (a) – (d)
D. (c) – (a) – (b) – (d)
Câu 11: Bài toán: Sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần. Đầu ra của thuật toán sắp xếp nổi bọt của bài toán trên là:
A. Dãy số chưa được sắp xếp.
B. Dãy số sắp xếp theo chiều giảm dần.
C. Dãy số sắp xếp theo chiều tăng dần.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 12: Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất” bằng “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị ra sao?
A. Dãy số có giá trị giảm dần.
B. Dãy số có giá trị tăng dần.
C. Dãy số có giá trị không thay đổi.
D. Dãy số có giá trị thay đổi.
Câu 13: Chỉ ra phát biểu sai.
A. Có thể áp dụng hiệu ứng chuyển trang cho một trang trình chiếu bất kì trong bài trình chiếu.
B. Có thể áp dụng hiệu ứng chuyển trang có tất cả các trang trình chiếu trong bài trình chiếu.
C. Có thể tạo hiệu ứng động để từng từ của đoạn văn bản xuất hiện khi trình chiếu.
D. Một đối tượng đã được tạo hiệu ứng động thì không thể thay đổi kiểu hiệu ứng cho đối tượng đó.
Câu 14: Bài toán: Sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần. Đầu vào của thuật toán sắp xếp nổi bọt của bài toán trên là:
A. Dãy số chưa được sắp xếp
B. Dãy số đã được sắp xếp
C. Dãy số sắp xếp theo chiều tăng dần
D. Dãy số sắp xếp theo chiều giảm dần
Câu 15: Ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?
A. Dễ thực hiện và nhanh cho ra kết quả.
B. Cho kết quả chính xác hơn.
C. Cho kết quả cụ thể hơn.
D. Cho kết quả khái quát hơn.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin:
Việc sử dụng ảnh minh họa trong bài trình chiếu giúp người xem dễ dàng tiếp thu thông tin hơn. Theo nghiên cứu của Viện Giáo dục Quốc gia, hình ảnh có thể tăng khả năng ghi nhớ thông tin lên đến 65%.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Hình ảnh không có tác dụng gì trong việc truyền đạt thông tin.
b) Sử dụng ảnh minh họa giúp tăng khả năng ghi nhớ thông tin.
c) Chỉ những người làm nghề thiết kế mới cần sử dụng ảnh minh họa trong bài trình chiếu.
d) Ảnh minh họa có thể làm cho bài trình chiếu trở nên sinh động hơn.
Câu 2: Cho đoạn thông tin:
Thuật toán tìm kiếm tuần tự là phương pháp tìm kiếm đơn giản nhất, trong đó từng phần tử trong danh sách được kiểm tra theo thứ tự cho đến khi tìm thấy phần tử cần tìm. Phương pháp này có thể hiệu quả với danh sách nhỏ nhưng sẽ chậm lại khi danh sách lớn hơn. (Nguồn: Giáo trình Tin học cơ bản)
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ hiệu quả với danh sách lớn.
b) Tìm kiếm tuần tự là phương pháp tìm kiếm đơn giản và dễ hiểu.
c) Tìm kiếm tuần tự không thể tìm thấy phần tử cần tìm trong danh sách.
d) Tìm kiếm tuần tự kiểm tra từng phần tử theo thứ tự cho đến khi tìm thấy.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................