Phiếu trắc nghiệm Tin học 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 04:

Câu 1: Hiệu ứng chuyển trang trình chiếu là

A. trật tự xuất hiện của các hình ảnh được chèn vào các trang trình chiếu.

B. cách thức và thời điểm xuất hiện của trang trình chiếu.

C. cách xuất hiện tiêu đề của các trang trình chiếu.

D. cách xuất hiện phần nội dung của trang trình chiếu.

Câu 2: Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia nào?

A. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 2.

B. Số lượng thẻ của dãy +1 : 2.

C. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 3.

D. Số lượng thẻ của dãy : 2.

Câu 3: Định nghĩa sau là của thuật toán sắp xếp nào?

“Thuật toán sắp xếp dãy phần tử (không giảm hay không tăng) bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự”.

A. Sắp xếp chọn.

B. Sắp xếp nổi bọt.

C. Sắp xếp chèn.

D. Sắp xếp nhanh.

Câu 4: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ:

A. Cuối đến đầu.

B. Giữa đến đầu.

C. Đầu đến cuối. 

D. Giữa đến cuối.

Câu 5: Để bỏ hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang trình chiếu, ta thực hiện các thao tác: 

(1) Chọn các đối tượng,

(2) Animations>Animation>?. 

A. Fly In.

B. Wipe.

C. Appear.

D. None.

Câu 6: Đặc điểm của thuật toán sắp xếp nổi bọt là:

A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất đưa về vị trí đầu tiên.

B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.

C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.

D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự. 

Câu 7: Chọn phát biểu sai?

A. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp. 

B. Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.

C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.

D. Việc chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.

Câu 8: Ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?

A. Dễ thực hiện và nhanh cho ra kết quả.

B. Cho kết quả chính xác hơn.

C. Cho kết quả cụ thể hơn.

D. Cho kết quả khái quát hơn.

Câu 9: Dãy số sau thực hiện mấy vòng lặp khi thực hiện sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần?

Dãy ban đầu: 13, 14, 8, 9, 4, 5

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 10: Có thể thay đổi kích thước của khung ảnh bằng cách nào?

A. Không thể thay đổi kích thước.

B. Vào bảng chọn Home và thay đổi kích thước.

C. Kéo thả các nút tròn ở góc khung và cạnh khung.

D. Kéo thả nút mũi tên ở giữa khung.

Câu 11: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện như thế nào?

A. So sánh lần lượt phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

B. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

C. So sánh lần lượt phần tử đầu tiên của dãy với phần tử kế tiếp, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

D. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị kế tiếp, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi trình bày trang trình chiếu?

A. Sử dụng kích thước chữ đủ lớn. 

B. Sử dụng hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung. 

C. Sử dụng càng nhiều chữ càng tốt.

D. Màu chữ và màu nền có sự tương phản.

Câu 13: Đâu là chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu?

A. Trình chiếu nội dung của trang trên toàn màn hình. 

B. Sắp xếp, bố trí các đối tượng trên trang trình chiếu.

C. Tạo hiệu ứng động cho các trang trình chiếu và các đối tượng trên trang trình chiếu để hiển thị nội dung lên màn hình một cách sinh động. 

D. Cung cấp thư viện các mẫu trình bày đa dạng.

Câu 14: Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện như thế nào?

A. Chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm lớn hơn.

B. Chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.

C. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

D. So sánh lần lượt phần tử đầu của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy. 

Câu 15: Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất” bằng “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị ra sao?

A. Dãy số có giá trị giảm dần.

B. Dãy số có giá trị tăng dần.

C. Dãy số có giá trị không thay đổi.

D. Dãy số có giá trị thay đổi. 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Cho đoạn thông tin:

Trong một bài trình chiếu, hiệu ứng chuyển trang giúp tạo ra sự mượt mà giữa các trang. Việc sử dụng hiệu ứng chuyển trang có thể làm cho bài trình chiếu trở nên chuyên nghiệp hơn.

Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Hiệu ứng chuyển trang không cần thiết trong bài trình chiếu.
b) Sử dụng hiệu ứng chuyển trang có thể làm cho bài trình chiếu trở nên chuyên nghiệp hơn.
c) Chỉ những người có kinh nghiệm mới biết cách sử dụng hiệu ứng chuyển trang.
d) Hiệu ứng chuyển trang có thể làm cho người xem cảm thấy khó chịu nếu sử dụng quá nhiều.

Câu 2: Cho đoạn thông tin:

Thuật toán tìm kiếm nhị phân có độ phức tạp thời gian là O(log n), điều này có nghĩa là thời gian tìm kiếm tăng chậm hơn rất nhiều so với số lượng phần tử trong danh sách. Điều này làm cho thuật toán tìm kiếm nhị phân rất hiệu quả cho các danh sách lớn. 

Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:

a) Tìm kiếm nhị phân có độ phức tạp thời gian O(n).
b) Tìm kiếm nhị phân là lựa chọn tối ưu cho danh sách lớn.
c) Thời gian tìm kiếm nhị phân tăng nhanh khi số lượng phần tử tăng.
d) Tìm kiếm nhị phân rất hiệu quả cho danh sách đã được sắp xếp.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay