Nội dung chính Toán 6 Kết nối tri thức bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên sách Toán 6 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 14: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN
1. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
Cộng hai số nguyên âm
+ HĐ1: Điểm A biểu diễn số -3
+ HĐ2: Điểm B biểu diễn số-8
- (-3) + (-5) = -8
* Quy tắc cộng hai số nguyên âm:
Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.
Luyện tập 1:
(-12) + (-48) = - ( 12 + 48) = -60
(-236) + (-1 025) = - 1261
Vận dụng 1:
Điểm A nằm ở độ cao:
-(135 +45) = 180 (m)
Bài 3.9:
- a) (-7) + (-2) = -(7+2) = -9
- b) (-8) + (-5) = - (8+5) = - 13
- c) (-11) + (-7) = - (11+7) = -18
- d) (-6) + (-15) = - (6 + 15) = -21
- CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
* Hai số đối nhau
Muốn tìm số đối của một số, ta chỉ việc đổi đấu của nó.
?.
Số đối của -4 là 4
Sô đối của -5 là 5
Số đối của 9 là -9
Số đối của -11 là 11
Chú ý:
- Ta quy ước số đối của 0 là chính nó.
- Tổng của hai số đốiluôn bằng 0
- Số đối của số nguyên a là –a. Số đối của –a là - (-a) = a
Luyện tập 2:
Số đối của 5 là -5
Số đối của -2 là 2.
* Tổng của hai số nguyên khác dấu:
Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
- Hai số nguyên đối nhau thì có tổng bằng 0.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ( không đối nhau), ta tìm hiệu hai phần số tự nhiên của chúng ( số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.
Luyện tập 3:
- a) 203 + (-195) = 203 – 195 = 8
- b) (-137) + 86 = - ( 137 -86) = -51
Vận dụng 2:
Ngày hôm sau máy thăm dò hoặt động ở độ cao:
-946 + 55 = -891 (m)
Tranh luận 2:
Tổng của hai số nguyên khác dấu là số âm nếu phần số tự nhiên của số âm lớn hơn số dương và ngược lại.
- TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG
+ HĐ5:
a + b = -7 + 11 = 4
b + a = 11 + (-7) = 4
=> a + b = b + a
+ HĐ6:
(a + b) + c = [2 + (-4)] + (-6) = (-2) + (-6) = -8
a + ( b + c) = 2 + [(-4) + (-6)] = 2 + (-10) = -8
* Tính chất:
+ Giao hoán: a + b = b +a
+ Kết hợp: (a +b) + c = a + (b + c)
Chú ý:
- a + 0 = 0 + a = a
- Ta nói đến tổng của nhiều số nguyên tương tự như số tự nhiên.
Luyện tập 4:
- a) (-2019) + (-550) + (-451) = [(-2019) + (-451)] + (-550) = -2470 + (-550) = -3020
- b) (-2) + 5+ (-6) + 9 = 3 + 3 = 6
- TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
+ HĐ7:
C1: Hiệu số tiền lãi và số tiền lỗ là: 5 – 2 = 3.
Vậy cửa hàng đó lãi 3 triệu đồng.
C2:
Lỗ 2 triệu nghĩa là lãi (-2) triệu
Vậy cửa hàng đó lãi:
5 + (-2) = 3 ( triệu đồng)
+ HĐ8:
Dự đoán: 3 – 4 = 3+ (-4)
3 – 5 = 3 + (-5)
Luyện tập 5:
- a) 5 – (-3) = 5 + 3 = 8
- b) (-7) – 8 = -15
Vận dụng 3:
Nhiệt độ bên ngoài của máy bay ở độ cao 10 000m và khi hạ cánh chênh lệch nhau:
27 –(-48) = 75 (oC)