Nội dung chính Toán 6 Kết nối tri thức bài 15: Quy tắc dấu ngoặc
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 15: Quy tắc dấu ngoặc sách Toán 6 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 15: QUY TẮC DẤU NGOẶC
* Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản:
+ Các số âm ( hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc. Nhờ quy tắc cộng trừ số nguyên, ta có thể viết dãy tính dưới dạng không có dấu ngoặc.
Ví dụ:
- 2 + (-9) = 2 - 9
- (-2) – (-9) = -2 +9
- 3- (+7) + (-4) – (-8) = 3 – 7 – 4 +8
+ Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọi là một tổng.
?
(-23) -15 – (-23) + 5 + (-10)
= -23 -15 + 23 + 5 -10
= (-23+23) -15 + 5 -10
= -20
* Dấu của một số hạng khi bỏ dấu ngoặc
+ HĐ1:
a)
- 4 + (12-15) = 4 + (-3) = 4 -3 =1
- 4 + 12 -15 = 16 -15 = 1
=> 4 + (12-15) = 4 + 12 -15
- b)
- 4 – (12 -15) = 4- (-3) = 4+3 = 7
- 4 – 12 + 15 = -8 + 15 = 7
=> 4 – (12 -15) = 4 – 12 + 15
+ HĐ2: Nhận xét:
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành dấu “-“ và ngược lại.
* Quy tắc dấu ngoặc: (SGK –tr67)
Luyện tập 1:
- a) ( -385 +210) + (385-217)
= -385 + 210 + 385 – 217
= -385 + 385 + 210 - 217
= -7
- b) (72-1956) - (-1956 + 28)
= 72 – 1956 + 1956 -28
= 72 -28
= 44
Chú ý:
+ Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, quy tắc dấu ngoặc, trong một biểu thức, ta có thể:
- Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
a-b-c = -b + a –c = -c –b +a
VD: 50 - 90 – 30 = - 90 + 50 – 30 = -30 -90 + 50 = -70
- Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý. Nếu trước dấu ngoặc là dấu “-“ thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
a - b – c = (a - b) - c = a - ( b+c)
VD: 50 – 90 – 30
= (50-90) - 30
= 50 - (90+30)
= -70
Luyện tập 2:
- a) 12 + 13 + 14 -15 - 16 -17
= (12 -15) + (13-16) + (14-17)
= (-3) + (-3) + (-3)
= -9
- b) (35-17) - (25-7+22)
= 35 – 17 – 25 + 7 - 22
= (35-25) - (17-7) – 22
= 10 -10 -22
= -22
Thử thách nhỏ:
- a) Có: a - 2 - 1 = 0
-4 + b + c = 0
d + e + g = 0
Tổng các số trong bảng là tổng của 3 kết quả trên nên bằng 0
- b) a = 3 d = 1 b = 0 c = 4, e = 2 và g = -3