Nội dung chính Toán 6 Kết nối tri thức bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều sách Toán 6 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

BÀI 18: HÌNH TAM GIÁC ĐỀU. HÌNH VUÔNG. HÌNH  LỤC GIÁC ĐỀU.

1. HÌNH TAM GIÁC ĐỀU

+ HĐ1:

  • Hình b) là hình tam giác đều.
  • Một số hình ảnh tam giác đều trong thực tế: biển báo nguy hiểm, khay tam giác xếp bóng bi-a; Rubic tam giác…

+ HĐ2:

  • Các đỉnh: A, B, C ; 

Các cạnh: AB, BC, CA; Các góc: A, B, C

  • Các cạnh của tam giác ABC bằng nhau.
  • Các góc của tam giác ABC  bằng nhau và bằng 60o.

* Nhận xét: Trong tam giác đều:

- Ba cạnh bằng nhau.

- Ba góc bằng nhau và bằng 60o.

Thực hành 1:

  1. Vẽ tam giác đều ABC cạnh 3cm:

+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.

+ Bước 2: Dùng ê ke có góc 60o.

+ Bước 3: Vẽ ABy = 60o

Ta thấy Ax và By cắt nhau tại C

=> Ta được tam giác đều ABC.

( HS tự hoàn thành sản phẩm vào vở)

  1. Kiểm tra độ dài các cạnh và số đo các góc có bằng nhau không.
  2. HÌNH VUÔNG

+ HĐ3:

Một số hình ảnh của hình vuông trong thực tế: bánh chưng, gạch lát nền, bánh sinh nhật, khối rubic vuông, ngăn đựng sách, các ô cửa, xúc xắc, ô trên bàn cờ vua, đồng hồ,…

+ HĐ4:

  1. Các đỉnh: A, B, C, D

Các cạnh: AB, BC, CD, DA.

Các đường chéo: AC, BD.

  1. Độ dài các cạnh hình vuông đều bằng nhau.

Độ dài hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.

  1. Các góc của hình vuông đều bằng nhau và bằng 90o.

* Nhận xét: Trong hình vuông:

- Bốn cạnh bằng nhau

- Bốn góc bằng nhau và bằng 90o.

- Hai đường chéo bằng nhau.

* Thực hành 2:

  1. Vẽ hình vuông ABCD cạnh 4cm:

+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.

+ Bước 2: Vẽ  đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = 4cm.

+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 4cm.

+ Bước 4: Nối C với D ta được hình vuông ABCD.

=> Ta được hình vuông ABCD.

( HS tự hoàn thành sản phẩm vào vở)

  1. Kiểm tra độ dài các cạnh và số đo các góc có bằng nhau không.
  2. ( HS tự hoàn thành dưới sự hướng dẫn của GV và dán SP vào vở)
  3. HÌNH LỤC GIÁC ĐỀU

+ HĐ5:

  • Các đỉnh:A, B, C, D, E , F

Các cạnh:  AB, BC, CD, DE, EF, FA.

Các góc A, B, C, D, E, F.

  • Các cạnh của hình bằng nhau
  • Các góc của hình bằng nhau và bằng 120o.

+ HĐ6:

  • Các đường chéo của hình: AD, BE, CF.
  • Độ dài các đường chéo của hình bằng nhau.

* Nhận xét: Hình lục giác đều có:

- Sáu cạnh bằng nhau.

- Sáu góc bằng nhau, mỗi góc bằng 120o.

-Ba đường chéo chính bằng nhau.

Luyện tập:

+ Các tam giác đều ghép thành hình lục giác đều là: tam giác ABO, tam giác BCO, tam giác CDO, tam giác DEO, tam giác EFO, tam giác FAO.

+ Trong hình còn có các tam giác đều: ACE, BDF.

Vận dụng:

Hình ảnh có dạng hình lục giác đều: tổ ong, gạch lát nền, hộp mứt,..

? :

Các cạnh, các góc của các hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều đều bằng nhau.



Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm toán 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay