Nội dung chính Vật lí 11 Kết nối tri thức bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ sách Vật lí 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
BÀI 9: SÓNG NGANG. SÓNG DỌC. SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG CỦA SÓNG CƠ
I. SÓNG NGANG
- Sóng trong đó các phân tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
II. SÓNG DỌC
- Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN NĂNG LƯỢNG BỞI SÓNG
- Nguồn sóng là năng lượng của nguồn. Khi sóng lan truyền đến đâu thì các phân tử nước ở đó bắt đầu dao động. Năng lượng dao động mà các phần tử nước này có được là do sóng mang năng lượng của nguồn đến cho chúng.
- Mọi sóng mang năng lượng đi xa mà không mang các phần tử vật chất đi cùng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa chuyển động của sóng và chuyển động của hạt.
IV. SỬ DỤNG MÔ HÌNH SÓNG ĐỂ GIẢI THÍCH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ÂM
- Sóng dọc chạy trên lò xo là mô hình giúp ta hiểu được sự lan truyền và một số tính chất của sóng âm.
- Các lớp không khí nén, dãn truyền đi tạo thành sóng âm truyền theo mọi hướng trong không khí. Khi sóng âm truyền đến tai người làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe được âm thanh.
- Biên độ của sóng âm càng lớn thì biên độ dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng to. Tần số của sóng âm càng lớn thì tần số dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng cao.
=> Giáo án điện tử Vật lí 11 kết nối Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ