Nội dung chính vật lí 8 cánh diều Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế sách vật lí 8 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN
BÀI 23: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, kí hiệu: I.
- Số chỉ ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
- Đơn vị đo: ampe, kí hiệu: A.
- Khi đo dòng điện có cường độ nhỏ: đơn vị miliampe (mA).
1 A = 1 000 mA
- Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
II. HIỆU ĐIỆN THẾ
- Cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó, kí hiệu: U.
- Đơn vị đo: vôn, kí hiệu: V.
- Đối với các hiệu điện thế nhỏ: đơn vị milivôn (mV).
1 mV = 0,001 V
- Đối với các hiệu điện thế lớn: đơn vị kilôvôn (kV).
1 kV = 1 000 V
- Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.
=> Giáo án Vật lí 8 cánh diều Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế