PBT ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Buổi 20

Phiếu bài tập (PBT) ôn tập hè môn Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Buổi 20. Bộ phiếu bài tập ôn hè gồm nhiều bài tập luyện tập, củng cố lại kiến thức, nhằm chuẩn bị nền tảng vững chắc khi lên lớp 4, chuẩn bị kiến thức cho năm học mới. Phiếu bài tập có file word tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để tham khảo.

Xem toàn bộ: PBT ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

 

PHIẾU BÀI TẬP ÔN HÈ LỚP 3 LÊN LỚP 4

BUỔI 20

 

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Luyện tập vốn từ “Thiên nhiên” và “Môi trường”.

- Viết: Tập chép chính tả và luyện tập viết đoạn văn thuật lại một sự việc.

 

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

HOA HỌC TRÒ

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

(Theo Xuân Diệu)

Câu 1. Loài cây nào được nhắc tới trong văn bản trên?

  1. Cây bàng
  2. Cây phượng
  3. Cây bằng lăng
  4. Cây xương rồng

Câu 2. Hoa học trò là tên gọi của loài hoa nào?

  1. Hoa bằng lăng
  2. Hoa điệp
  3. Hoa phượng
  4. Hoa hồng

Câu 3. Vì sao tác giả giả lại gọi phượng là “hoa học trò”?

  1. Vì phượng cũng giống như người học trò, cần mẫn, chăm chỉ, quanh năm tỏa bóng mát cho mọi người.
  2. Vì phượng trẻ trung, rực rỡ như những cô cậu học trò tuổi còn trẻ trung.
  3. Vì phượng gần gũi, gắn bó tuổi học trò. Theo suốt các cô cậu học trò và đi liền với biết bao kỉ niệm.
  4. Vì phượng mang sắc xanh, màu xanh của sự trẻ trung, tươi mới.

Câu 4. Phượng báo hiệu điều gì mỗi độ hoa nở?

  1. Mùa khai trường
  2. Mùa thi và kết thúc năm học
  3. Mùa xuân
  4. Mùa đông

Câu 5. Ý nghĩa văn bản Hoa học trò là gì?

  1. Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.
  2. Phượng là loài cây vô cùng có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển kinh tế nước nhà.
  3. Nỗi niềm nhớ nhung bạn bè, mái trường của các cô cậu học trò mỗi độ phượng nở, hè về.
  4. Giải thích cơ chế sinh sống của cây phượng.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Nối từ ở cột A với nghĩa của từ ở cột B sao cho phù hợp:

Cột A

 

Cột B

1. Khu bảo tồn thiên nhiên

 

a. Là tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết đi.

2. Sinh vật

 

b. Là quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.

3. Bảo tồn

 

c. Là khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.

4. Sinh thái

 

d. Là giữ nguyên hiện trạng, không để mất đi..

Bài 2. Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào hai nhóm dưới đây:

(Phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh bắt cá bằng điện)

  1. a) Hành động bảo vệ môi trường:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

  1. b) Hành động phá hoại môi trường:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Bài 3. Đặt câu với ít nhất hai từ ở bài tập 2:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

III. VIẾT

Bài 1. Tập chép chính tả:

Mặt trời chiếu những luồng sáng qua kẽ lá. Cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán là tròn xoe. Những con sóc nâu cong đuôi nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Thấy có người đi tới, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác.

(Theo Vũ Hùng)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Bài 2. Viết đoạn văn (7 – 10 câu) thuật lại một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

THÔNG TIN PHIẾU BÀI TẬP:

  • PBT tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • PBT với đa dạng bài tập, giúp học sinh nắm vũng kiến thức
  • Phiếu bài tập có đủ 36 tuần

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Phí: 350k

=> Nhận đủ ngay và luôn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: PBT ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt

Chat hỗ trợ
Chat ngay