PBT ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Buổi 8

Phiếu bài tập (PBT) ôn tập hè môn Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 Buổi 8. Bộ phiếu bài tập ôn hè gồm nhiều bài tập luyện tập, củng cố lại kiến thức, nhằm chuẩn bị nền tảng vững chắc khi lên lớp 4, chuẩn bị kiến thức cho năm học mới. Phiếu bài tập có file word tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để tham khảo.

Xem toàn bộ: PBT ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt

Trường:…………………………………………..

Họ và tên:……………………Lớp………………

 

PHIẾU BÀI TẬP ÔN HÈ LỚP 3 LÊN LỚP 4

BUỔI 8

 

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

- Luyện từ và câu: Luyện tập về kiểu câu kể Ai là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào?.

- Viết: Tập chép chính tả và luyện tập viết đoạn văn nêu lí do em thích hay không thích một nhân vật trong câu chuyên em đã học.

 

BÀI TẬP

  1. ĐỌC – HIỂU

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu trước ý đúng:

Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. [...] Ngày nắng, tôi và lũ bạn thường thi xem ai chạy nhanh hơn. Gió vù vù bên tai. Đất dưới chân xốp nhẹ như bông, thỉnh thoảng một viên đá dăm hay một viên sỏi nhói nhẹ vào gan bàn chân.

[...] Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt. Để khỏi ngã, tôi thường tháo phăng đôi dếp nhựa và bước đi bằng cách bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường. Đôi khi chúng tôi phải đi cắt qua cánh rừng vầu, rừng nứa vì nhiều khúc đường ngập trong nước lũ.

(Trích Con đường đến trường - Đỗ Đăng Dương)

Câu 1. Vào ngày nắng, bạn nhỏ thường cùng bạn làm gì trên đường đến trường?

  1. Hái hoa bắt bướm.
  2. Vừa đi vừa ôn bài.
  3. Thi xem ai chạy nhanh hơn.
  4. Đá lăn những viên sỏi hay đá dăm.

Câu 2. Dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm của đất trên con đường đến trường?

  1. Xốp, nhẹ như bông, thỉnh thoảng có một vũng nước bùn nhỏ đọng lại sau cơn mưa.
  2. Xốp, dẻo, nhẹ như bông, thỉnh thoảng có một viên đá dăm hay viên sỏi nhói nhẹ và gan bàn chân.
  3. Xốp, nhẹ như bông, có rất nhiều viên đá dăm, viên sỏi nằm rải rác dọc đường.
  4. Xốp, nhẹ như bông, thỉnh thoảng có một viên dá dăm hay viên sỏi nhói nhẹ vào gan bàn chân.

Câu 3. Vào mùa mưa, con đường đến trường của bạn nhỏ có đặc điểm gì?

  1. Khô ráo và mềm xốp
  2. Lầy lội và trơn trượt
  3. Lầy lội và ngập nước
  4. Khô ráo và trơn trượt

Câu 4. Để khỏi trượt ngã khi đến trường vào mùa mưa, bạn nhỏ đã làm gì?

  1. Tháo đôi dép nhựa ra, bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường để bước đi.
  2. Tháo đôi dép nhựa ra, nhón chân lên để bước đi.
  3. Tháo đôi dép nhựa ra, thay một đôi ủng để bước đi.
  4. Tháo đôi dép nhựa ra, mặc một đôi giày thể thao để bước đi.

Câu 5. Khi gặp những khúc đường ngập trong nước lũ, bạn nhỏ phải làm gì?

  1. Xắn quần lên rồi lội qua vũng nước.
  2. Nhờ cô giáo cõng qua vũng nước.
  3. Đi cắt qua cánh rừng vầu, rừng nứa.
  4. Đi lên những cây cầu khỉ được vắt qua vũng nước.
  5. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong các câu sau:

  1. a) Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

………………………………………………………………………………………

  1. b) Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

………………………………………………………………………………………

  1. c) Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.

………………………………………………………………………………………

Bài 2. Cho đoạn văn sau:

(1)Tía của cu Bi là bộ đội. (2)Tên của Tía là Hưng, nhưng người ta toàn gọi là Ba Trà. (3)Ba Trà có vóc dáng cao lớn, khỏe mạnh. (4)Nước da rám nắng, bóng loáng lên như bôi mỡ trăn. (5)Bác ấy có thể bế bổng cả cu Bi và em lên vai mà vẫn bước đi phăm phăm. (6)Em luôn ao ước có thể trở thành một người như Ba Trà.

  1. a) Hãy xếp các câu trên vào ba nhóm sau:

- Kiểu câu Ai là gì?………………………………………………………………..

- Kiểu câu Ai làm gì?………………………………………………………………

- Kiểu câu Ai thế nào?……………………………………………………………..

  1. b) Hãy gạch chân dưới các bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào? trong các câu Ai thế nào? mà em vừa tìm được.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả cánh đồng lúa, trong đó có sử dụng ít nhất một câu kiểu Ai làm gì?, một câu kiểu Ai là gì?, một câu kiểu Ai thế nào? và viết chú thích những câu đó ở cuối bài.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

III. VIẾT

Bài 1. Tập chép chính tả:

ĐÊM TRUNG THU

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Bài 2. Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện mà em đã đọc, đã nghe.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

--------------- Còn tiếp ---------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

THÔNG TIN PHIẾU BÀI TẬP:

  • PBT tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • PBT với đa dạng bài tập, giúp học sinh nắm vũng kiến thức
  • Phiếu bài tập có đủ 36 tuần

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Phí: 350k

=> Nhận đủ ngay và luôn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: PBT ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt

Chat hỗ trợ
Chat ngay