Phiếu học tập Vật lí 11 kết nối Bài 7: Bài tập về sự chuyển hoá năng lượng trong dao động điều hoà

Dưới đây là phiếu học tập Bài 7: Bài tập về sự chuyển hoá năng lượng trong dao động điều hoà môn Vật lí 11 sách Kết nối tri thức. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.

Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức

PHIẾU HỌC TẬP 1

BÀI 7. BÀI TẬP VỀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Bài 1. Một chất điểm khối lượng m = 100 (g), dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2t) cm. Cơ năng trong dao động điều hoà của chất điểm là?

..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 2. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 150 N/m và có năng lượng dao động là E = 0,12 J. Xác định biên độ dao động của con lắc.

..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 3. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 50 N/m dao động điều hòa với chiều dài quỹ đạo là 10 cm. Tính cơ năng dao động của con lắc lò xo.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 4. Một vật có khối lượng m = 200 (g), dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(5πt) cm. Tại thời điểm t = 0,5 (s) thì vật có động năng là bao nhiêu?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 5. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Tại li độ nào thì động năng bằng thế năng?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 6. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Tại li độ nào thì thế năng bằng 3 lần động năng?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 7. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Tại li độ nào thì động năng bằng 8 lần thế năng?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 8. Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Tại li độ nào thì thế năng bằng 8 lần động năng?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

PHIẾU HỌC TẬP 2

Bài 1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(4πt) cm. Tại thời điểm mà động năng bằng 3 lần thế năng thì vật ở cách VTCB một khoảng?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 2. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(2πt + π/6) cm. Tại thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng thì vật ở cách VTCB một khoảng bao nhiêu (lấy gần đúng)?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 3. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(4πt + π/3) cm. Tại thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng thì vật có tốc độ là?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 4. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ là A. Ban đầu vật ở vị trí cân bằng, khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật dao động đến thời điểm mà động năng bằng thế năng là?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 5. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ là A. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà động năng bằng thế năng là bao nhiêu?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 6. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Asin(2πt/T – π/3) cm. Khoảng thời gian từ khi vật bắt đầu dao động (t = 0) đến thời điểm mà động năng bằng 3 lần thế năng lần đầu tiên là?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Bài 7. Quả nặng gắn vào lò xo đặt nằm ngang dao động điều hòa có cơ năng là E = 3.10–5 J và lực đàn hồi lò xo tác dụng vào vật có giá trị cực đại là Fmax = 1,5.10–3 N. Xác định biên độ dao động của vật.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

=> Giáo án Vật lí 11 kết nối bài 7: Bài tập về sự chuyển hoá năng lượng trong dao động điều hoà

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Phiếu học tập theo bài Vật lí 11 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay