Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 3: Sự suy thoái tài nguyên rừng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Sự suy thoái tài nguyên rừng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

BÀI 3: SỰ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Suy thoái rừng là

A. sự suy giảm về các động, thực vật của rừng.

B. diện tích rừng bị thu nhỏ.

C. đất rừng bị vôi hoá, xói mòn, bạc màu.

D. sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.

Câu 2: Tình trạng suy thoái tài nguyên rừng xảy ra khi hệ sinh thái rừng mất đi

A. diện tích cây trồng.

B. chức năng cung cấp gỗ và các lâm sản khác.

C. chức năng cung cấp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ văn hoá - xã hội và môi trường cho con người và thiên nhiên.

D. chức năng bảo vệ đất, tránh xói mòn rửa trôi, phòng chống tiên tai bão lũ,...

Câu 3: Đâu là nguyên nhân chính gây suy thoái tài nguyên rừng?

A. Phá rừng lấy đất nông nghiệp.

B. Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.

C. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ không bền vững.

D. Cháy rừng và chăn thả gia súc.

Câu 4: Củi được khai thác từ các hệ sinh thái rừng thường được sử dụng vào mục đích gì?

A. cung cấp nhiên liệu cho nấu ăn, sưởi ấm, sản xuất điện.

B. cung cấp nhiên liệu tên lửa.

C. cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân.

D. cung cấp nhiên liệu cho các loại phương tiện giao thông như xe ô tô, xe máy,...

Câu 5: Khai thác củi ở rừng làm chất đốt tập trung nhiều ở khu vực nào của nước ta?

A. Khu vực nông thôn, miền núi.

B. Khu vực thành thị.

C. Khu vực ven biển.

D. Khu vực thành phố, thủ đô,...

Câu 6: Phá rừng để lấy đất nông nghiệp tập trung nhiều ở khu vực nào của nước ta?

A. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

B. Khu vực miền núi phía Đông Bắc và Tây Nguyên.

C. Khu vực duyên hải miền Trung.

D. Khu vực đồng bằng sông Hồng.

Câu 7: Ở Việt Nam, cháy rừng thường xảy ra vào

A. Mùa mưa.

B. Mùa đông.

C. Mùa khô.

D. Mùa xuân.

Câu 8: Nguyên nhân chính xảy ra cháy rừng là 

A. thời tiết khô, nóng.

B. không chủ động có các phương án phóng cháy chữa cháy kịp thời.

C. lá rụng dưới gốc cây rừng khá dày, dễ bắt lửa.

D. đốt dọn thực bì, làm nương rẫy, săn bắt động vật rừng,...

Câu 9: Đâu không phải giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng?

A. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

B. Hoàn thành việc gia đất, gia rừng, cho thuê và thu hồi rừng, đất rừng.

C. Cho phép chuyển đổi cây rừng sang cây hoa màu, cây ăn quả hay cây công nghiệp.

D. Kiểm soát, quản lí, bảo vệ và phát triển mỗi loại rừng theo quy chế quản lí riêng.

Câu 10: Đâu không phải giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng?

A. Kiểm soát suy thoái thực vật, động vật rừng.

B. Ngăn cấm việc phát triển cơ sở hạ tầng và khai khoáng ở khu vực bìa rừng.

C. Kiện toàn, củng cố có tổ chức, bộ máy quản lí nhà nước về lâm nghiệp từ Trung ương tới địa phương.

D. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức của toàn xã hội trong công tác quản lí và bảo vệ rừng.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Vì sao phá rừng để lấy đấy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thường tập trung ở phía Đông Bắc và Tây Nguyên?

A. Vì lâm sản có giá trị kinh tế không cao.

B. Vì để trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao.

C. Vì quản lí đất rừng còn lỏng lẻo.

D. Vì khí hậu phù hợp để trồng các cây nông nghiệp, công nghiệp.

Câu 2: Vì sao khai thác không hợp lí gỗ và các sản phẩm khác từ rừng là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng tự nhiên?

A. Vì dễ dẫn đến các hoạt động khai thác rừng trái phép, phá rừng để lấy gỗ và lâm sản khác.

B.Vì dễ gây cháy rừng.

C.Vì dễ gây bệnh cho thú rừng.

D.Vì dễ dẫn đến các thiên tai khác

Câu 3: Vì sao hoạt động chăn thả gia súc làm suy thoái tài nguyên rừng?

A. Do gia súc ăn hết thực vật trong rừng.

B. Do mở rộng diện tích đồng cỏ trên đất rừng và phá huỷ hệ sinh thái.

C. Do gia súc cạnh tranh thức ăn với động vật trong rừng.

D. Do gia súc gây suy thoái đất trồng.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Được mệnh danh là Kỳ lân châu Á, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào. Nạn phá rừng và các bẫy thú là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sao la.

“Sao la tượng trưng cho tất cả những điều quan trọng hiện đang bị đe doạ. Nếu chúng ta có thể cứu Sao la, chúng ta sẽ cứu được cảnh quan rừng, đa dạng sinh học và những lợi ích hệ sinh thái mang lại, ví dụ như nguồn nước ngọt mà chúng ta đang phải phụ thuộc vào chẳng hạn. Do đó, đây không chỉ đơn thuần là bảo vệ một loài động vật trong tình trạng nguy cấp. Đây là cuộc chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng và tất cả những gì mà loài Sao la đại diện.” 

TS. Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam

slider slider

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về bảo vệ tài nguyên rừng?

  1. Loài Sao La đại diện cho sự đa dạng sinh thái và tài nguyên rừng ở nước ta.

b. Loài Sao La không nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam.

c. Nguyên nhân chính khiến Sao La đứng trên bờ vực tuyệt chủng là do tác động của con người tới môi trường sống của chúng.

d. Biện pháp tốt nhất để bảo vệ loài Sao La là mở rộng diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, vận chuyển, mua bán, sử dụng động, thực vật hoang dã, quý hiếm.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 3: Sự suy thoái tài nguyên rừng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay