Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

BÀI 8: BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG.

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU) 

Câu 1: Bảo vệ rừng nhằm 

A. đảm bảo nguồn nước sạch từ thường nguồn tới hạ lưu.

B. ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi.

C. ngăn chặn tình trạng đốt rừng làm nương, rẫy.

D. ngăn chặn các tác động tiêu cực, tạo diều kiện thuận loại cho phát triển rừng.

Câu 2: Đâu không phải phương thức khai thác tài nguyên rừng?

A. Khai thác trắng.

B. Khai thác dần.

C. Khai thác chọn.

D. Khai thác kết hợp. 

Câu 3: Khai thác trắng là phương thức tiến hành chặt

A. toàn bộ những cây rừng đã thành thục trên một khoảng chặt trong một mùa chặt, thường dưới 1 năm.

B. toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảng chặt, quá trình chặ được tiến hành làm nhiều lần, sao cho trong thời gian chặt hạ, một thế hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống và bảo vệ của rừng.

C. từng cây hoặc đám cây thành thục.

D. từng cây hoặc từng đám cây già cỗi.

Câu 4: Khai thác chọn là phương thức tiến hành chặt

A. toàn bộ những cây rừng đã thành thục trên một khoảng chặt trong một mùa chặt, thường dưới 1 năm.

B. toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảng chặt, quá trình chặ được tiến hành làm nhiều lần, sao cho trong thời gian chặt hạ, một thế hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống và bảo vệ của rừng.

C. từng cây hoặc đám cây thành thục.

D. từng cây hoặc từng đám cây già cỗi.

Câu 5: Khai thác dần là phương thức tiến hành chặt

A. toàn bộ những cây rừng đã thành thục trên một khoảng chặt trong một mùa chặt, thường dưới 1 năm.

B. toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảng chặt, quá trình chặ được tiến hành làm nhiều lần, sao cho trong thời gian chặt hạ, một thế hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống và bảo vệ của rừng.

C. từng cây hoặc đám cây thành thục.

D. từng cây hoặc từng đám cây già cỗi.

Câu 6: Khai thác trắng không thích hợp đối với địa hình có đặc điểm

A. đồi có dốc thoải.

B. Bằng phẳng.

C. đồi núi có độ dốc lớn.

D. ven biển đất nhiễm mặn.

Câu 7: Có bao nhiêu hình thức khai thác rừng?

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Vì sao nhiều quốc gia trên thế giới trong có có Việt Nam đã thực hiện lệnh đóng của rừng tự nhiên?

A. Để bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng, đảm bảo nguồn tài nguyên rừng cho thế hệ tương lai.

B. Ngăn chặn phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên rừng trái phép.

C. Bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

D. Bảo vệ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 2: Vì sao không nên khai thác trắng ở nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều?

A. Vì làm đất bị xói mòn, rửa trôi, thoái hoá về mùa mưa dòng chảy có khối lượng và tốc độ lớn nên gây lũ lụt.

B. Vì đất dễ nhiễm acid từ nước mưa dẫn đến đất bị chua.

C. Vì đất dễ bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến bạc màu.

D. Vì hệ vi sinh vật đất bị phá huỷ dẫn đến mất cân bằng sinh thái. 

Câu 3: Hình thức khai thác nào là chặt toàn bộ cây rừng?

A. Khai thác trắng.

B. Khai thác chọn.

C. Khai thác dần và khai thác trắng.

D. Khai thác dần và khai thác chọn.

Câu 4: Khai thác trắng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại như thế nào?

A. Đất bị sa mạc hoá.

B. Đất bị thoái hoá, rửa trôi xói mòn, có thể gây ra lũ lụt.

C. Đất bị nhiễm phèn.

D. Đất bị chua.

Câu 5: Sau khi khai thác, rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên là phương pháp khai thác nào?

A. Khai thác trắng.

B. Khai thác chọn.

C. Khai thác dần.

D. Khai thác dần và khai thác chọn.

Câu 6: Vì sao cần quan tâm nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng?

A. Do chủ rừng thường là các đồng bào dân tộc thiểu số.

B. Do đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng, rừng còn là nguồn cung cấp thức ăn, nước uống, thuốc men, và vật liệu xây dựng nhà cửa.

C. Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của rừng, một số đồng bào dân tộc thiểu số đã khai thác rừng bừa bãi, dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng.

D. Do hoạt động khai thác rừng trái phép đang diễn ra ở nhiều nơi.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Phần lớn miền núi nước ta có địa hình đồi núi cao và dốc, trừ một số ít vùng ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Do diện tích đất trồng lúa màu ít nên dân phải sử dụng đất rừng để sản xuất lương thực. 

Thực tế là cuộc sống của nhiều đồng bào các dân tộc ít người từ bao đời nay đã gắn bó với nương rẫy, việc xóa bỏ hoàn toàn đốt nương làm rẫy là điều chưa thể trong giai đoạn hiện nay. 

Thực hiện canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp, cây trồng nông nghiệp với cây lâm nghiệp, trồng trọt với chăn nuôi,... Bằng cách đó sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái cục bộ, có khả năng giữ được độ ẩm, cản dòng chảy, chống xói mòn đất, làm cho độ phì của đất luôn được bổ sung trong quá trình canh tác và từ nguồn phân hủy tự nhiên của lớp thảm thực vật, cành lá và các phụ phẩm sau thu hoạch.

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về khai thác tài nguyên rừng?

a. Đốt rừng làm nương rẫy là hình thức khai thác tài nguyên rừng bền vững.

b. Canh tác nông lâm kết hợp chỉ làm cho tình trạng suy thoái rừng xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

c. Canh tác nông, lâm kết hợp là kết hợp một cách hài hòa cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi trên một diện tích đất.

d. Cần tăng cường công tác giáo dục và nâng cao năng lực cho người dân về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức cho nhân dân làm rừng đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó thu hút người dân bản địa tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay