Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp công nghệ 12 CTST. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP

(22 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực nào?

A. Kinh tế và xã hội.

B. Nông nghiệp và thủy sản.

C. Xã hội và môi trường.

D. Nông nghiệp và xã hội.

Câu 2: Lâm nghiệp có vai trò như thế nào trong phòng hộ đầu nguồn?

A. Chống xói mòn.

B. Giảm thiểu tiếng ồn.

C. Chống cát bay.

D. Bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 3: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt tỉ lệ bao nhiêu?

A. 4,0% đến 5,0%/năm.

B. 5,0% đến 5,5%/năm.

C. 7,5% đến 9,5%/năm.

D. 3,5% đến 5,0%/năm.

Câu 4: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra mục tiêu năm 2030 tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt bao nhiêu phần trăm?

A. 45%.

B. 50%.

C. 80%.

D. 100%.

Câu 5: Ngành lâm nghiệp đảm bảo tỉ lệ che phủ rừng của nước ta duy trì ở mức

A. 50% đến 55%.

B. 80% đến 83%.

C. 45% đến 50%.

D. 42% đến 43%.

Câu 6: Đâu là một trong những yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong ngành lâm nghiệp?

A. Có trình độ trung cấp trở lên.

B. Có sở thích làm việc trong nhà.

C. Yêu quý sinh vật.

D. Có khả năng chế tạo ra các chủng động vật, thực vật mới.

Câu 7: Làm sạch không khí, tăng dưỡng khí,…là vai trò của lâm nghiệp đối với

A. phòng hộ đầu nguồn.

B. phòng hộ ven biển.

C. phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị.

D. điều hòa khí hậu.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)  

Câu 1: Đâu không phải sản phẩm từ lâm nghiệp?

A. Rong biển

B. Giấy.

C. Mật ong rừng.

D. Gỗ.

Câu 2: Trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, năm 2030 có mục tiêu đạt giá trị tiêu thụ lâm sản nội địa đạt

A. 5 tỉ USD.

B. 6 tỉ USD.

C. 25 tỉ USD.

D. 20,4 tỉ USD.

Câu 3: Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản có hiệu lực từ ngày nào?

A. 4/4/2016.

B. 1/6/2019.

C. 4/6/2017.

D. 19/5/2018.

Câu 4: Đâu không phải triển vọng của lâm nghiệp về môi trường?

A. Bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

B. Giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

C. Cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

D. Tạo ra các máy móc công nghệ cao, thiết bị thông minh.

Câu 5: Trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kĩ thuật hiện đại là mục tiêu của năm nào?

A. 2025.

B. 2030.

C. 2040.

D. 2050

Câu 6: Đâu không phải triển vọng của lâm nghiệp về kinh tế - xã hội?

A. Phát huy tiềm năng và lợi thế tài nguyên rừng nhiệt đới.

B. Ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.

C. Góp phần phát triển kinh tế bền vững, hội nhập quốc tế.

D. Đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Máy cơ giới trong hình ảnh sau có công dụng gì?

A. Máy sản xuất dăm gỗ.

B. Máy thu gom gỗ.

C. Máy cưa gỗ.

D. Mát chế biến lâm sản.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đảm bảo lao động có mức thu nhập ngang bằng bình quân chung cả nước.

B. Nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp đòi hỏi chất lượng ngày càng cao.

C. Trong tương lai, ngành lâm nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ.

D. Lâm nghiệp đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục.

Câu 3: Máy cơ giới trong hình ảnh sau có công dụng gì?

A. Máy sản xuất dăm gỗ.

B. Máy thu gom gỗ.

C. Máy cưa gỗ.

D. Mát sản xuất ván gỗ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong ngành lâm nghiệp?

A. Có kiến thức, kĩ thức về lâm nghiệp và kinh tế.

B. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ và có trách nhiệm cao trong công việc.

C. Có khả năng sắp xếp hoạt động sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

D. Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc an toàn lao động và có ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 5: Vì sao rừng lại có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học?

A. Rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật.

B. Rừng sinh ra nhiều nguồn gene mới.

C. Rừng có khả năng làm sạch không khí cho các loài động vật sinh sống.

D. Rừng có thể cung ứng dịch vụ du lịch.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây phù hợp với vai trò nào của lâm nghiệp?

https://vimed.org/wp-content/uploads/2020/09/nam-linh-chi-3.jpg

A. Tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người trồng rừng.

B. Cung cấp gỗ cho công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiêu dùng xã hội.

C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm,…

D. Đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ an ninh, quốc phòng.

Câu 2: Bạn Mi là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ và có trách nhiệm cao trong công việc; yêu thích sinh vật, yêu lao động; có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành được các máy móc công nghệ cao, thiết bị thông minh trong sản xuất lâm nghiệp; tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. Phẩm chất nào của bạn Mi không phù hợp với ngành nghề trong lâm nghiệp.

A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ và có trách nhiệm cao trong công việc.

B. Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành được các máy móc công nghệ cao, thiết bị thông minh trong sản xuất lâm nghiệp.

C. Yêu thích sinh vật, yêu lao động.

D. Tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác tự nguyện với Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản, gọi tắt là Hiệp định VPA/FLEGT (Volunteer Partnership Agreement/ Forest Law Enforcement, Governance and Trade). Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/6/2019 và là Hiệp định thương mại có tính chất ràng buộc pháp lí nhằm cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp phát xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường châu Âu.

(Nguồn: Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ)

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về Hiệp định VPA/FLEGT?

a. Hiệp định VPA/FLEGT được Chính phủ Việt Nam phê duyệt và Liên minh châu Âu phê chuẩn vào tháng 6/2019 và có hiệu lực ngay sau đó.

b. Hiệp định VPA/FLEGT không bao gồm các sản phẩm làm từ mây, tre.

c. Mục tiêu của Hiệp định VPA/FLEGT là thiết lập khung pháp lí đảm bảo rằng tất cả sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu có nguồn gốc và được sản xuất hợp pháp.

d. Liên minh châu Âu là một thị trường quan trọng của Việt Nam bởi vì các sản phẩm chính dành cho người tiêu dùng là các sản phẩm gỗ nội và ngoại có giá trị cao.

Trả lời:

a. S

b. Đ

c. Đ

d. Đ

-------------

----------Còn tiếp-----------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay