Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 14: Vai trò của con giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 - Công nghệ - Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Vai trò của con giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
BÀI 14: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG THỦY SẢN
(24 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)
Câu 1: Giống thuỷ sản là
A. loài động vật thuỷ sản dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
B. loài thực vật như rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
C. loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống không bao gồm ấu trùng và mảnh cơ thể.
D. loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
Câu 2: Giống có vai trò quan trọng đối với
A. khối lượng sản phẩm thuỷ sản.
B. chất lượng môi trường nước nuôi.
C. chất lượng sản phẩm thuỷ sản.
D. các sinh vật phù du trong nước.
Câu 3: Để được lưu thông trên thị trường, con giống thuỷ sản phải đáp ứng các yêu cầu nào sau đây?
A. Thuộc danh mục thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
B. Mang giá trị dinh dưỡng cao.
C. Mang giá trị kinh tế cao.
D. Không phá huỷ hệ sinh thái bản địa.
Câu 4: Chỉ thị phân tử được ứng dụng trong chọn giống thuỷ sản nhằm
A. loại bỏ các cá thể mang gene bệnh.
B. nâng cao chất lượng của giống thuỷ sản.
C. chữa bệnh cho các giống thuỷ sản nhiễm bệnh.
D. chọn các cá thể mang gene mong muốn.
Câu 5: Chất kích thích sinh sản là
A. những hormone thường được sử dụng trong sinh sản nhân tạo của cá.
B. những chất dinh dưỡng cho cá vào mùa sinh sản.
C. những hormone kéo dài thời gian thành thục của trứng hoặc tinh trùng.
D. những hormone có nguồn gốc từ thực vật hoặc các chất tổng hợp.
Câu 6: Một số chất kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến trong sản xuất cá hiện nay là
A. GH.
B. Hormone thyroxine.
C. Hormone juvenile, ecdysone.
D. LRHa, HCG, PG, và GnRHa,…
Câu 7: Ngoài nhiệt độ, thời gian bảo quản dài hạn dựa vào các yếu tố nào?
A. Độ ẩm không khí, tia UV (ánh nắng mặt trời).
B. Loài cá, chất lượng tinh trùng, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản, phương pháp hạ nhiệt,…
C. Chất bảo quản, độ ẩm không khí, loài cá.
D. Tia UV ( ánh nắng mặt trời), loài cá, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản.
Câu 8: Hầu hết các phương thức sinh sản của các loài cá đẻ trứng là
A. thụ tinh trong cơ thể.
B. thụ tinh ngoài trong môi trường nước.
C. thụ tinh ngoài trong môi trường không khí.
D. thụ tinh ngoài trong môi trường ẩm thấp.
Câu 9: Một số chất kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến trong sản xuất cá hiện nay là
A. GH.
B. Hormone thyroxine.
C. Hormone juvenile, ecdysone.
D. LRHa, HCG, PG, và GnRHa,…
Câu 10: Bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản ở nhiệt độ
A. -10 đến 0oC.
B. 0 đến 4oC.
C. 4 đến 10oC.
D. 10 đế 15oC.
Câu 11: Bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản bằng
A. hydrogen lỏng.
B. nitrogen lỏng.
C. oxygen lỏng.
D. nước đá khô.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải vai trò của giống trong nuôi thuỷ sản?
A. Quyết định năng suất nuôi thuỷ sản.
B. Quy định chất lượng thuỷ sản.
C. Quyết định hiệu quả kinh tế thuỷ sản
D. Bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 2: Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ
A. cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.
B. cho năng suất và hiệu quả kinh tế giống nhau.
C. cho giá trị kinh tế giống nhau.
D. cho giá trị dinh dưỡng giống nhau.
Câu 3: Việc bảo quản tinh trùng động vật thuỷ sản trong nitrogen lỏng nhằm mục đích gì?
A. bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản.
B. tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng.
C. con non sau khi được thụ tinh có sức đề kháng tốt hơn.
D. Bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản.
Câu 4: Lợi ích của sử dụng chất kích thích sinh sản trong nhân giống thuỷ sản là
A. giúp chọn lọc được giới tính của con giống.
B. giúp chọn lọc được các gene mong muốn.
C. giúp sản xuất cá giống trên quy mô lớn và chủ động.
D. giúp loại bỏ các con giống yếu ớt, bệnh tật.
Câu 5: Các cá thể của cùng một giống thường có
A. ngoại hình thể chất, sức sinh sản, tính năng sản xuất tương đối giống nhau.
B. sức đề kháng, giá trị dinh dưỡng giống hệt nhau.
C. ngoại hình và thể chất khác nhau.
D. sức sinh sản sản xuất khác nhau.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng và cộng sự (2023), việc áp dụng công nghệ sinh học vào chọn lọc và nhân giống giúp cải thiện nhanh chóng các đặc tính di truyền của thủy sản, như khả năng tăng trưởng, sức đề kháng bệnh và chất lượng sản phẩm. Công nghệ sinh học, bao gồm các kỹ thuật như nhân bản, chỉnh sửa gen và phân tích di truyền, cung cấp công cụ mạnh mẽ để phát triển các giống thủy sản ưu việt hơn. Nhờ vào những ứng dụng này, ngành nuôi trồng thủy sản có thể đạt được hiệu quả cao hơn, giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính bền vững của sản phẩm.
Nguồn tài liệu: Nguyễn Văn Hoàng, Lê Thị Hương, & Trần Minh Tâm. (2023). Vai trò của giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản. Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ.
a. Giống thủy sản không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm nuôi trồng.
b. Công nghệ sinh học không có vai trò trong việc cải thiện các đặc tính di truyền của thủy sản.
c. Những kỹ thuật như nhân bản và chỉnh sửa gen là ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản.
d. Công nghệ sinh học không giúp tăng cường tính bền vững của sản phẩm trong ngành nuôi trồng thủy sản.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------