Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 8 chân trời Ôn tập Chương 1: Vẽ kĩ thuật (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Vẽ kĩ thuật (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo
ÔN TẬP CHƯƠNG 1: VẼ KĨ THUẬT (PHẦN 2)
Câu 1: Bản vẽ nhà xác định:
- Hình dạng nhà
- Kích thước nhà
- Cấu tạo nhà
- Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng:
- Tay
- Dụng cụ vẽ
- Sự trợ giúp của máy tính điện tử
- Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Để vẽ các hình chiếu vuông góc, người ta sử dụng phép chiếu:
- Song song
- Vuông góc
- Xuyên tâm
- Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Có mấy mặt phẳng hình chiếu?
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 5: Trong các đồ vật sau, đồ vật nào có dạng tròn xoay?
- Bát
- Đĩa
- Chai
- Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Tên các khổ giấy chính là:
- A0, A1, A2
- A0, A1, A2, A
- A3, A1, A2, A4
- A0, A1, A2, A3, A4
Câu 7: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vị trí hình chiếu bằng được đặt ở đâu trong bản vẽ?
- Ở trên hình chiếu bằng
- Đặt tùy ý
- Ở dưới hình chiếu đứng
- Góc bên phải bản vẽ
Câu 8: “Các chi tiết có chức năng......... lắp ghép với nhau tạo thành chiếc máy hay sản phẩm”. Điền vào chỗ trống:
- Giống nhau
- Tương tự nhau
- Khác nhau
- Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Các loại tỉ lệ là:
- Tỷ lệ thu nhỏ
- Tỉ lệ phóng to
- Tỉ lệ nguyên hình
- Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Phương pháp chiếu nào thường được các nước châu Mỹ và một số nước khác dùng:
- Phương pháp chiếu góc thứ nhất
- Phương pháp chiếu góc thứ ba
- Cả hai phương pháp trên
- Không có phương pháp nào cả
Câu 11: Ngoài 4 nội dung của bản vẽ chi tiết, khi đọc bản vẽ chi tiết còn có thêm mục “tổng hợp” ở:
- Đầu
- Giữa
- Cuối cùng
- Không bắt buộc
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
- Nét liền mảnh biểu diễn đường gióng
- Nét liền đậm biểu diễn đường bao thấy
- Nét gạch chấm mảnh biểu diễn đường tâm
- Nét lượn sóng biểu diễn đường gióng
Câu 13: Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu sẽ thu được hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng hình chiếu đứng thì:
- Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng xuống dưới 90ᵒ
- Xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh sang phải 90ᵒ
- A hoặc B
- A và B
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bản vẽ kĩ thuật?
- Là các thông tin kỹ thuật trình bày dưới dạng hình vẽ theo quy tắc thống nhất
- Là các thông tin kỹ thuật trình bày dưới dạng các kí hiệu theo quy tắc thống nhất
- Thường vẽ theo tỉ lệ
- Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Trên mỗi bản vẽ đều có khung bản vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải, phía dưới bản vẽ
- Trên mỗi bản vẽ đều có khung tên
- Trên mỗi bản vẽ đều có khung bản vẽ và khung tên
- Đáp án khác
Câu 16: Bản vẽ kĩ thuật thường dùng trong lĩnh vực nào?
- Nông nghiệp
- Giao thông
- Xây dựng
- Tất cả các lĩnh vực trên
Câu 17: Nét gạch chấm mảnh để vẽ các đường nào sau đây?
- Đường tâm, trục đối xứng
- Đường gióng
- Đường kích thước
- Đường bao thấy
Câu 18: Chọn phát biểu đúng về phương pháp chiếu góc thứ ba
- Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước vật thể
- Mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên vật thể
- Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể
- Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 19: Tỉ lệ nào sau đây là tỉ lệ phóng to dùng trong bản vẽ kĩ thuật?
- 4 : 4
- 3 : 1
- 1 : 3
- 1 : 1
Câu 20: Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ đâu?
- Từ trên xuống
- Từ trước vào
- Từ trái sang
- Từ phải sang
Câu 21: Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ bằng:
- nét liền
- nét liền đậm
- nét gạch gạch
- Tất cả đều sai
Câu 22: Để biểu diễn rõ ràng bộ phận bên trong bị che khuất của vật thể, người ta dùng:
- Hình chiếu vuông góc
- Hình cắt
- Hình biểu diễn ba chiều vật thể
- Đáp án khác
Câu 23: Điền cụm từ nguyên hình, phóng to hay thu nhỏ vào chỗ trống
Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng của vật thể đó. Tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kĩ thuật quy định tỉ lệ dùng trên các bản vẽ kĩ thuật có ba loại: Tỉ lệ ........... (1: 2; 1: 5; 1: 10; 1: 20; 1: 100), tỉ lệ ................. (1: 1) và tỉ lệ .............. (2: 1; 5: 1; 10: 1; 20: 1; ...)
- thu nhỏ/ nguyên hình/ phóng to
- nguyên hình/ thu nhỏ/ phóng to
- phóng to/ thu nhỏ/ nguyên hình
- thu nhỏ/ phóng to/ nguyên hình
Câu 24: Cho vật thể giá chữ L
Vật thể giá chữ L có hình chiếu bằng là
- Đáp án khác
Câu 25: Quan sát và cho biết có các hình biểu diễn nào trong hình dưới đây?
- Mặt đứng: là hình chiếu đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.
- Mặt bằng: là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua các cửa sổ; thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng,... Nếu nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng.
- Mặt cắt: là hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh. Mặt cắt thể hiện các bộ phận và kích thước ngôi nhà theo chiều cao
- Cả A, B, C
=> Giáo án Công nghệ 8 chân trời bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật