Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ

KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI (PHẦN 1)

Câu 1:  Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh phi truyền thống?

  1. Chiến tranh cục bộ.
  2. Xung đột sắc tộc.
  3. Dịch bệnh toàn cầu.
  4. Khủng bố vũ trang.

Câu 2: Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX liên quan đến vấn đề nào sau đây?

  1. An ninh năng lượng.
  2. Thiếu nguồn nước.
  3. Tranh giành đất đai.
  4. Xung đột tộc người.

Câu 3: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?

  1. ASEAN.
  2. EU.
  3. NAFTA.
  4. MERCOSUR.

Câu 4: Khu vực có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là:

  1. Bắc Âu, Bắc Mĩ.
  2. Đông Á, Tây Nam Á.
  3. Bắc Mĩ, Trung Mĩ.
  4. Tây Phi, Đông Phi.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của các công ti đa quốc gia?

  1. Có hơn 80 nghìn công ti đa quốc gia khác nhau.
  2. Chiếm khoảng 30% tổng giá trị GDP của thế giới.
  3. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
  4. Chiếm khoảng 2/3 trong buôn bán của quốc tế.

Câu 6: Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) dùng để:

  1. So sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau.
  2. So sánh mức sống của dân cư ở các vùng khác nhau trong một nước.
  3. Chỉ ra tương quan giữa thu nhập của người dân và trình độ văn hoá.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Ngân hàng Thế giới (WB) thống kê các nền kinh tế theo 4 nhóm thu nhập, đó là:

  1. Thu nhập rất cao, thu nhập cao, thu nhập thấp và thu nhập rất thấp.
  2. Thu nhập cao, thu nhập trung bình cao, thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp.
  3. Thu nhập tiền tỉ, thu nhập tiền triệu, thu nhập tiền trăm ngàn, thu nhập tiền ngàn.
  4. Thu nhập hấp dẫn, thu nhập không hấp dẫn, thu nhập tăng, thu nhập giảm.

Câu 8: Theo tiêu chí phân nhóm nước của Liên hợp quốc năm 2020, nhóm nước có mức thu nhập (USD/người) là bao nhiêu thì được coi là nhóm nước có thu nhập cao?

  1. Từ 4046 đến 12535.
  2. Trên 12535.
  3. Trên 25758.
  4. Trên 50000.

Câu 9: Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của tổ chức nào đã thúc đẩy tự do hoá thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động?

  1. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
  2. Tổ chức Bình đẳng thương mại (OTJ) .
  3. Tổ chức Tự do thương mại (FTO).
  4. Tổ chức Hợp tác và phát triển toàn cầu (OGCD).

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Các tiêu chuẩn thống nhất về sản phẩm, quản lí quá trình, cung cấp dịch vụ,... ngày càng được áp dụng với nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia, tuy vậy trên phạm vi toàn cầu thì còn hạn chế.
  2. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại toàn cầu.
  3. Các nước phát triển có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn các nước đang phát triển.
  4. Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.

Câu 11: Đối với mỗi quốc gia, việc tham gia vào tổ chức khu vực góp phần:

  1. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các nước.
  2. Tăng vị thế, vai trò của mỗi quốc gia; phát huy năng lực quốc gia trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khu vực.
  3. Thúc đẩy sự tham gia vào toàn cầu hóa thuận lợi hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Liên hợp quốc (The United Nations – UN) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào:

  1. 24/10/1945.
  2. 07/05/1954 .
  3. 30/04/1975.
  4. 02/09/1990.

Câu 13: Đến năm 2020, IMF có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  1. 120.
  2. 150.
  3. 190.
  4. 210.

Câu 14: An ninh lương thực được hiểu là:

  1. Khả năng sản xuất lương thực ở mỗi quốc gia và sự dư thừa về lương thực, chứng minh cho sự dồi dào của một quốc gia về lương thực.
  2. Sự bảo đảm của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.
  3. Tình trạng hấp thu dinh dưỡng từ lương thực, thực phẩm của người dân có được tốt hay không và sự tác động của chính quyền đến vấn đề đó.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Đâu không phải là khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ?

  1. Bắc Âu.
  2. Tây Nam Á.
  3. Trung Á.
  4. Biển Đông.

Câu 16: Quan niệm an ninh phi truyền thống không bao gồm:

  1. An ninh quân sự.
  2. An ninh tài chính.
  3. An ninh năng lượng.
  4. An ninh nguồn nước.

Câu 17: Khủng hoảng an ninh lương thực có thể ảnh hưởng như thế nào?

  1. Làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân.
  2. Làm phức tạp hơn vấn đề xung đột, khủng bố của nhiều quốc gia và thế giới.
  3. Làm đứt gãy chuỗi cung ứng kinh tế toàn cầu.
  4. Cả A và B.

Câu 18: Câu nào sau đây không đúng về an ninh mạng?

  1. Các hoạt động gây mất an toàn an ninh mạng trên thế giới ngày càng nhiều và diễn biến nhanh, phức tạp, tinh vi hơn.
  2. Các cuộc tấn công an ninh mạng trong một quốc gia có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
  3. Các cuộc tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, hoà bình thế giới.
  4. Đảm bảo an ninh mạng và làm chủ không gian mạng đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm.

Câu 19: Đâu không phải một giải pháp được thế giới đưa ra nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng?

  1. Các nước lớn cần tập trung đàm phán để thống nhất một nước nắm quyền điều hành tất cả về năng lượng, từ đó tạo sự ổn định về sản xuất và cung ứng năng lượng toàn cầu.
  2. Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.
  3. Các tổ chức quốc tế phát huy vai trò, tăng cường đối thoại, đàm phán và hợp tác về vấn đề năng lượng.
  4. Mỗi quốc gia chủ động kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả và có trách nhiệm.

Câu 20: Hình ảnh sau đây thể hiện hoạt động gì?

  1. Việt Nam tuyên chiến với Liên hợp quốc do không đứng về phía của Việt Nam.
  2. Việt Nam trong chiến dịch chạy đua năng lượng xanh.
  3. Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
  4. Việt Nam tổ chức tập trận cùng lực lượng không quân Hoa Kỳ.

Câu 21: Đâu không phải một tổ chức của hệ thống Liên hợp quốc?

  1. Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
  2. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
  3. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO).
  4. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)?

  1. APEC được thành lập vào tháng 11 – 1989
  2. Năm 2020, APEC có 21 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998.
  3. Ban thư kí thường trực APEC có trụ sở tại California (Hoa Kỳ).
  4. APEC được thành lập nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực.

Câu 23: Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng tự do hơn thông qua việc:

  1. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan.
  2. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.
  3. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước.
  4. Cắt giảm dần thuế quan, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử, tăng cường sự quản lí của nhà nước và của các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Câu 24: Cơ cấu giá trị thương mại của nhóm các nước phát triển năm 2020 so với toàn thế giới là bao nhiêu?

  1. 25 %
  2. 41.3 %
  3. 58.7 %
  4. 90.7%

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về chỉ số phát triển con người (HDI)?

  1. HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khoẻ, giáo dục và thu nhập.
  2. HDI thể hiện góc nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
  3. HDI nhận giá trị từ 0 đến 10.
  4. HDI càng gần 1 có nghĩa là chất lượng cuộc sống cao và ngược lại.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay