Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 7: Liên bang Nga

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 7: Liên bang Nga. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7. LIÊN BANG NGA

 

Câu 1: Chiều dài của đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài:

  1. chiều dài các sông ở Liên bang Nga.
  2. biên giới Liên bang Nga với châu Á.
  3. đường bờ biển của Liên bang Nga.
  4. đường biên giới của Liên bang Nga.

Câu 2: Dãy núi nào sau đây làm ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga?

  1. Cáp-ca.
  2. U-ran.
  3. Hi-ma-lay-a.
  4. A-pa-lat.

Câu 3: Ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga là:

  1. điện lực.
  2. thực phẩm.
  3. đóng tàu.
  4. luyện kim.

Câu 4: Lúa mì được trồng chủ yếu ở khu vực nào sau đây của Liên bang Nga?

  1. Vùng Viễn Đông.
  2. Đồng bằng Đông Âu.
  3. Phía bắc Tây Xi-bia.
  4. Cao nguyên Trung Xi-bia.

Câu 5: Chức năng gắn kết Âu - Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga?

  1. Nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
  2. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
  3. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
  4. Tăng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Câu 6: Nước Nga tiếp giáp với đại dương nào?

  1. Thái Bình Dương.
  2. Bắc Băng Dương.
  3. Đại Tây Dương.
  4. Cả A và B.

Câu 7: Liên bang Nga có diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ lớn trên:

  1. 50 triệu ha.
  2. 200 triệu ha.
  3. 500 triệu ha.
  4. 2 tỉ ha.

Câu 8: Liên bang Nga nổi tiếng với hồ nào?

  1. Đầm Araruama, hồ nước mặn lớn nhất thế giới.
  2. Hồ Baikal, hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
  3. Hồ Malawi, hồ lâu đời nhất thế giới.
  4. Hồ Loch Ness, hồ bí hiểm nhất thế giới.

Câu 9: Liên bang Nga chủ yếu thuộc đới khí hậu:

  1. Băng giá.
  2. Ôn đới.
  3. Cận nhiệt.
  4. Nhiệt đới.

Câu 10: Liên bang Nga có điều kiện nào để phát triển ngành công nghiệp?

  1. Những thuận lợi về vị trí địa lí.
  2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có giá trị cao.
  3. Cơ sở hạ tầng, khoa học – kĩ thuật hiện đại.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Trong những trung tâm công nghiệp dưới đây, trung tâm nào lớn nhất?

  1. Rostov-on-Don.
  2. Moscow.
  3. Tomsk.
  4. Irkutsk.

Câu 12: Ngành đánh bắt hải sản của Nga tập trung ở đâu?

  1. Biển Kara.
  2. Biển Laptev.
  3. Biển Đông Siberia.
  4. Biển Okhotsk.

Câu 13: Sheremetyevo là tên của:

  1. Một sân bay quốc tế.
  2. Một cảng biển lớn.
  3. Một trạm nghiên cứu vũ trụ.
  4. Một trung tâm du lịch.

Câu 14: Cho các trung tâm công nghiệp sau:

(1) Moscow

(2) Saint Petersburg

(3) Novosibirsk

(4) Yekaterinburg

(5) Kazan

(6) Nizhny Novgorod

Trung tâm nào có phát triển ngành hàng không vũ trụ?

  1. (2), (4)
  2. (3), (5), (6)
  3. (1), (2)
  4. Tất cả

Câu 15: Đây là công trình nào ở Nga?

  1. Điện Kremlin.
  2. Cung điện Mùa đông.
  3. Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif.
  4. Bảo tàng Kazan.

Câu 16: Vùng này nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, giữa eo biển Bering ở phía bắc và CHDCND Triều Tiên ở phía nam, tạo điều kiện cho Liên bang Nga hợp tác với các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nền kinh tế của vùng chủ yếu dựa vào một số ngành như đánh bắt và chế biến hải sản, công nghiệp cơ khí,... Các thành phố lớn trong vùng là Magadan, Khabarovsk,...”

Đoạn trên mô tả vùng kinh tế nào của Liên bang Nga?

  1. Vùng Trung Đông.
  2. Vùng Bắc Caucasus.
  3. Vùng Ural.
  4. Vùng Viễn Đông.

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp của Liên bang Nga?

  1. Liên bang Nga có diện tích đất nông nghiệp lớn, chiếm hơn 13% diện tích lãnh thổ.
  2. Khí hậu và đất đai có sự đồng nhất, không phân hoá, tạo điều kiện cho việc tập trung vào cùng một loại cây trồng.
  3. Chính phủ đầu tư nguồn lực lớn vào việc phát triển và hiện đại hoá nông nghiệp, sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
  4. Sản xuất nông nghiệp phát triển chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây, thuộc đồng bằng Đông Âu, Tây Siberia.

Câu 18: Câu nào sau đây đúng về ngành dịch vụ ở Nga?

  1. Mạng lưới hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi rộng khắp đất nước với những thương hiệu lớn như KFC, Lotteria,... đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời phân phối hàng hóa kịp thời.
  2. Sự phát triển của thương mại điện tử giúp cho ngành ngoại thương Liên bang Nga phát triển. Thị trường bán lẻ thực phẩm và hàng hoá Liên bang Nga có doanh thu hơn 520 tỉ USD (năm 2020).
  3. Ngành tài chính – ngân hàng của Liên bang Nga có những bước phát triển vượt bậc với nhiều hoạt động sôi nổi như thị trường trái phiếu, chứng khoán,... tác động đến sự phát triển kinh tế quốc gia.
  4. Năm 2020, Liên bang Nga thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 195 tỉ USD và đầu tư ra nước ngoài hơn 158 tỉ USD.

Câu 19: Câu nào sau đây đúng về ngành ngoại thương ở Liên bang Nga?

  1. Ngành ngoại thương ở Liên bang Nga phát triển mạnh.
  2. Năm 2020, giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt trên 1330 tỉ USD và nhập khẩu đạt trên 1230 tỉ USD.
  3. Các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu bao gồm xe hơi, linh kiện xe, thiết bị viễn thông, máy tính,... với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Anh, Hà Lan, Belarus, Đức.
  4. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu bao gồm dầu thô, sản phẩm của ngành hoá dầu, khí tự nhiên, vàng, than,... từ Trung Quốc, Đức, Belarus, Hàn Quốc, Italy.

Câu 20: Vì sao Nga có nhiều múi giờ?

  1. Vì lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam.
  2. Vì lãnh thổ trải dài từ tây sang đông.
  3. Vì Nga nắm quyền điều hành hệ thống giờ trên toàn cầu.
  4. Vì Nga muốn tăng độ chính xác về giờ giấc.

Câu 21: “Đây là nơi tập trung nhiều khoáng sản và rừng, tuy không thuận lợi cho cư trú của con người và sản xuất nông nghiệp nhưng có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành công nghiệp.”

Câu trên nói về khu vực nào của Nga?

  1. Phần phía Đông (tính từ dãy Ural).
  2. Dãy núi Ural.
  3. Đồng bằng Tây Xibia.
  4. Đồng bằng Đông Âu.

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về địa hình của Liên bang Nga?

  1. Đồng bằng Đông Âu gồm các vùng đất cao hoặc đổi thoải xen với các vùng đất thấp, thung lũng rộng. Nơi đây có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho ngành nông nghiệp và tập trung dân cư sinh sống.
  2. Đồng bằng Tây Siberia là vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng. Phía bắc chủ yếu là đầm lầy, phía nam là vùng phân bố của đất đen ôn đới – loại đất thích hợp để trồng trọt.
  3. Dãy núi Ural là miền núi già với độ cao trung bình không quá 1.000 m, nằm ở vị trí ranh giới giữa đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Siberia, đồng thời cũng là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga.
  4. Phía đông là vùng núi Nam Siberia với địa hình cao đồng đều, có các dãy núi cao ở phía đông và nam như dãy Verkhoyansk, dãy Sayan,...

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về dân cư nước Nga?

  1. Dân số của nước Nga năm 2022 ước tính là gần 150 triệu người.
  2. Những năm gần đây, số dân của Liên bang Nga tăng chậm, thậm chí có giai đoạn giảm do tỉ lệ sinh giảm mạnh và một phần do người Nga di cư ra nước ngoài. Đây là vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển của quốc gia này.
  3. Liên bang Nga có cơ cấu dân số già, tỉ lệ người từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng.
  4. Mật độ dân số trung bình rất thấp, chưa đến 9 người/km2 (năm 2020), dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở phần lãnh thổ thuộc Bắc Á và Tây Siberia, tại các vùng khác, dân cư rất thưa thớt.

Câu 24: Khoảng 20.000 km là:

  1. Tổng chiều dài đường biên giới trên đất liền của Nga.
  2. Tổng chiều dài đường bờ biển của Nga.
  3. Tổng chiều dài đường giao thông của Nga.
  4. Khoảng cách từ cực bắc xuống cực nam của Nga.

Câu 25: Đâu là một ví dụ về chữ Nga?

  1. Provence-Alpes-Côte d'Azur
  2. الأرطاوية
  3. Санкт-Петербург
  4. 习近平

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay