Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 (bản 1) chân trời Chủ đề 4: Sống hoà hợp trong gia đình
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4: Sống hoà hợp trong gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
CHỦ ĐỀ 4: SỐNG HÒA HỢP VỚI GIA ĐÌNH
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Một gia đình sống hòa hợp là:
- Luôn yêu thương, chia sẻ cùng nhau.
- Chỉ cần ai cũng có tiền, tự lo cho mình.
- Trêu chọc, gây chuyện để chia rẽ tình cảm chung.
- Không nói chuyện, cho nhau sự tự do.
Câu 2: Đâu là việc nên làm để khiến người thân hài lòng?
- Im lặng, không nói chuyện để người thân có nhiều không gian riêng.
- Bỏ học để tiết kiệm tiền học phí.
- Luôn chia sẻ những vấn đề với nhau, chia sẻ việc nhà.
- Coi thường những thành viên có trình độ học vấn thấp hơn mình.
Câu 3: Cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người thân?
- Chỉ nghe những gì muốn nghe.
- Luôn lắng nghe và im lặng.
- Lắng nghe và chân thành tiếp thu.
- Bao giờ nói đến quyền lợi của mình thì nghe.
Câu 4: Khi người thân làm sai, em sẽ làm gì?
- Chê bai, tỏ thái độ.
- Mặc kệ vì ai làm người đấy chịu.
- Trách mắng để họ rút kinh nghiệm.
- Động viên, giúp đỡ để sửa đổi.
Câu 5: Nếu em có mong muốn mà bị mọi người phản đối thì đâu là việc em nên làm?
- Giận dỗi, bỏ đi rồi mọi người sẽ phải đồng ý.
- Thuyết phục, trao đổi với người thân về mong muốn của mình.
- Không thèm nó nữa.
- Tự ý làm, không quan tâm.
Câu 6: Đâu là điều nên làm khi muốn thuyết phục người khác thành công?
- Lúc nào cao hứng thì nói.
- Phản ứng ngay lập tức nếu không được đồng ý.
- Trình bày vấn đề rõ ràng, trực tiếp.
- Nói khi người thân đang bận để có thể dễ dàng được đồng ý hơn.
Câu 7: Đâu là đáp án đúng khi nói về thái độ tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình?
- Không can thiệp vào chuyện của nhau.
- Chỉ cần có mặt không cần nghe.
- Không ý kiến, không phán xét, muốn làm gì thì làm.
- Lắng nghe, chia sẻ cùng nhau và đưa ra những phản hồi sau khi lắng nghe.
Câu 8: Đâu là cách tạo sự gắn kết, hòa hợp trong gia đình?
- Cùng nhau chia sẻ việc nhà.
- Không làm ảnh hưởng đến người thân.
- Không ăn cơm nhà để người thân không phải nấu.
- Mặc kệ em để tự lập.
Câu 9: Khi muốn phụ giúp gia đình, để thực hiện các công việc một cách hiệu quả, em cần:
- Thích làm lúc nào thì làm.
- Kệ đó không phải việc của mình.
- Lên kế hoạch những việc cần làm và thực hiện.
- Thực hiện kế hoạch thật chi tiết rồi bắt em làm.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Đâu là điều không nên làm khi động viên, chăm sóc người thân trong gia đình?
- Tặng quà cho người thân vào các dịp đặc biệt.
- Chăm sóc người thân khi bị ốm.
- Mọi người đang mệt nên im lặng, mặc kệ cho mọi người có không gian riêng.
- Để ý cảm xúc, thái độ của mọi người.
Câu 2: Trong giao tiếp, để người thân hài lòng, em không nên làm gì?
- Lễ phép, ngoan ngoãn.
- Không nói những lời tổn thương.
- Nói theo cảm xúc, quán tính, không quan tâm mọi người thế nào.
- Không quan tâm đến những sai lầm vẫn yêu thương, động viên mỗi ngày.
Câu 3: Dưới đây đâu không phải cách thuyết phục các thành viên trong gia đình?
- Chỉ ra những điểm tương đồng trong ý kiến của hai bên.
- Cho rằng không ai hiểu mình, suy nghĩ của mình mới đúng.
- Khẳng định phương án của mình là hợp lí và mong muốn mọi người tin tưởng mình.
- Không thuyết phục, tự ý làm.
Câu 4: Đâu là cách thể hiện ý kiến của bản thân một cách lễ phép?
- Phủ định mọi ý kiến của người thân.
- Nói lớn tiếng khi không vừa ý.
- Nói rõ ràng, từ tốn cho mọi người nghe.
- Giận dỗi bỏ nhà đi khi không nhận được sự đồng tình.
Câu 5: Bữa cơm trưa nay không được ngon, em nên phản ứng thế nào?
- Chê bai để mẹ cải thiện hơn.
- Không ăn, bỏ đi.
- Nói con không muốn ăn cơm, nãy con ăn bánh rồi.
- Vui vẻ ăn và cảm ơn mẹ.
Câu 6: Đâu là cách em hoàn thành việc nhà hiệu quả nhất?
- Nhờ em làm giúp.
- Xây dựng thời gian biểu cho hợp lí với bản thân.
- Thuê người làm hộ.
- Giả vờ ốm để bố mẹ phân lại việc cho em.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Khánh học rất giỏi, vào thời gian rảnh Khánh thường chơi điện tử để giải trí. Bố mẹ đề nghị Khánh giúp việc nhà vì cũng lớn rồi nên chia sẻ với bố mẹ. Khánh tỏ thái độ không thích vì học đã vất vả rồi, đây cũng là việc của bố mẹ mà? Em thấy hành động của Khánh có sai không?
- Không sai vì quan điểm vậy là đúng, trẻ em chỉ cần học giỏi là được rồi.
- Không vì ban đầu là việc của bố mẹ mà, sao bố mẹ lại đùn đẩy.
- Sai vì Khánh đã có thể phụ giúp bố mẹ. Bố mẹ cũng đi làm vất vả và đây thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình.
- Không sai vì vậy nên nếu bố mẹ nói nhiều thì cứ làm cho có.
Câu 2: Đâu không phải cách để tăng hiệu quả khi thuyết phục người thân:
- Chuẩn bị kĩ vấn đề cần thuyết phục.
- Tạo hứng thú cho người nghe.
- Nói vào bất cứ thời điểm nào gần nhất, nhiều sự kiện nhất.
- Sử dụng dẫn chứng, lập luận kèm theo quan điểm của mình..
Câu 3: Đâu là tình huống em nên sử dụng kĩ năng thuyết phục?
- Em thích cắt tóc ngắn nhưng mẹ không đồng ý vì nghĩ em hợp tóc dài.
- Em được điểm thấp trong bài kiểm tra lần này.
- Em muốn bỏ học ở nhà chơi.
- Em muốn ra ngoài lúc mưa bão.
4 VẬN DỤNG CAO.
Câu 1: Chiều được nghỉ học nên Hoa rủ em tổ chức học nhóm. Đây là các bạn chăm học và luôn sôi nổi nên em rất thích. Bố mẹ em không đồng ý và cho rằng đây chỉ là cái cớ để trốn học đi chơi. Em nên thuyết phục thế nào để bố mẹ đồng ý?
- Trình bày mong muốn và nếu bố mẹ không đồng ý thì sẽ trốn nhà đi đến đúng giờ hứa thì về.
- Giận dỗi, không ăn cơm vì bố mẹ luôn cấm cản mình, thiếu tôn trọng mình.
- Nói với bố mẹ mình sẽ học nhóm với nhóm Hoa và đây là những bạn học rất tốt. Đưa ra thời gian học và thời gian kết thúc cho bố mẹ yên tâm. Hứa sẽ không vì học nhóm mà làm ảnh hưởng đến bài tập về nhà.
- Phân tích tầm quan trọng của việc học nhóm và so sánh với Hoa, với bố mẹ hoa để bố mẹ mình thấy họ đã sai vì cấm cản con cái.
Câu 2: Vì không theo được lớp chuyên Tiếng Anh nên Lan muốn chuyển lớp, Lan đã nói với bố mẹ rằng: “Con không phù hợp và không theo kịp các bạn, ở đây tiếng anh lại được dành thời gian nhiều hơn nên con sợ bị lệch và bị đuối. Con muốn chuyển sang lớp không chuyên để học đều các môn”. Lan đã vận dụng kĩ năng nào?
- Tôn trọng ý kiến của người khác.
- Thương thuyết.
- Tranh biện.
- Thuyết phục.
=> Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) chủ đề 4 tuần 13: Nhiệm vụ 1, 2