Phiếu trắc nghiệm HĐTN 8 (bản 1) chân trời Chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 1
BÀI 1: KHÁM PHÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN THÂN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Đâu là đáp án giúp em hiểu đúng về tranh biện?
- Là quá trình thuyết phục người khác tin theo ý kiến cá nhân của bản thân một cách vô điều kiện.
- Là cuộc hội thoại bày tỏ cảm xúc, quan điểm của hai người về một chủ đề trong cuộc sống nhưng không đi tới kết luận.
- Là thuyết trình những hiểu biết, ý kiến cá nhân của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống.
- Là một hình thức diễn thuyết công khai giữa hai người hoặc nhiều người cùng bàn luận, cùng đưa ra lý lẽ của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống.
Câu 2: Khi tranh biện về một vấn đề, các ý kiến được đưa ra đó là:
- Phản đối và trung lập.
- Ủng hộ và phản đối.
- Ủng hộ và trung lập.
- Ủng hộ, trung lập và phản đối.
Câu 3: Có mấy bước để thực hiện tranh biện?
- 2 bước.
- 5 bước.
- 4 bước.
- 3 bước
Câu 4: Đâu là điều nên làm khi tranh biện?
- Bất chấp tất cả chỉ để bảo vệ cho ý kiến của mình.
- Giữ bình tĩnh, lắng nghe phản biện và đưa ra những lập luận khoa học.
- Chấp nhận mọi ý kiến của người khác.
- Nổi cáu khi người khác phản biện ý kiến của mình.
Câu 5: Thương thuyết được hiểu như thế nào?
- Là sự kết hợp giữa các kĩ năng trong đàm phán nhằm đảm bảo quyền lợi lớn nhất của cá nhân.
- Là bước cuối cùng của quá trình tranh biện nhằm đưa ra sự hòa hợp giữa hai luồng ý kiến ủng hộ và phản đối.
- Là tổng hòa các kĩ năng như tranh biện, đàm phán, lập luận và đưa ra kết quả làm hài lòng các bên.
- Là tổng hợp các kĩ năng lập luận, phân tích, so sánh, đọc vị để ra kết luận có lợi cho bản thân.
Câu 6: Chúng ta cần sử dụng kĩ năng tranh biện và thương thuyết khi?
- Cần có một kết luận chính xác.
- Xuất hiện nhiều sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Bảo vệ cái tôi cá nhân.
- Mỗi người có ý kiến, quan điểm riêng.
Câu 7. Muốn thương thuyết thành công cần:
- Tự tin, thiện chí, tôn trọng, lắng nghe và chọn thời điểm phù hợp.
- Ra sức phản bác, chối bỏ ý kiến của đối phương.
- Gây hấn, thiếu tôn trọng, mất bình tĩnh khi tranh luận.
- Bất chấp tất cả để bảo vệ cái tôi cá nhân.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Đâu không phải là từ để miêu tả tính cách của con người?
- Tốt bụng
- Ích kỉ.
- Xinh đẹp.
- Cẩn thận
Câu 2: Theo em, đâu là việc không nên làm khi muốn điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực:
- Không chia sẻ với ai, tiếp tục suy nghĩ, lo lắng, ủ rũ.
- Chia sẻ cảm xúc với mọi người.
- Chơi thể thao, nghe nhạc, đi dạo
- Bình tĩnh và suy nghĩ lạc quan để tìm ra cách giải quyết.
Câu 3: Yếu tố nào khiến tranh biện không thành công?
- Trình bày, lập luận rõ ràng, chặt chẽ.
- Lập trường không vững, dễ lung lay và dễ đổi ý.
- Tự tin, cởi mở, thẳng thắn.
- Tôn trọng, lắng nghe đối phương.
Câu 4: Đâu là chủ đề có thể mang ra tranh biện?
- Lạm dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng đến học tập và làm việc.
- Mặt trời mọc đằng Đông lặn đằng Tây.
- Mùa hè nhiệt độ cao hơn mùa đông.
- Nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không cần thương thuyết?
- Học sinh mặc đồng phục đến trường theo quy định.
- Có 2 ý kiến về việc chọn đồng phục cho cuộc thi văn nghệ của lớp.
- Hùng muốn tham gia câu lạc bộ nhưng mẹ lại muốn Hùng tập trung học bài.
- Đến hạn nộp bài nhưng do bị ốm nên Hạnh chưa thể hoàn thành.
Câu 7: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về những biện pháp rèn luyện để tranh luận, thương thuyết hiệu quả?
- Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng trước khi tranh biện.
- Cứ tỏ ra lúng túng, e dè để đối phương nhường.
- Luyện tập trước khi tranh biện.
- Rút kinh nghiệm và không ngừng học sau mỗi cuộc tranh biện.
Câu 8: Vấn đề nào sau đây chỉ có thể tranh biện mà không thể thương thuyết?
- Lịch sử là môn học khô khan, nhàm chán.
- Việc cho HS sử dụng điện thoại vào giờ giải lao.
- Mỗi nhóm một ý tưởng về việc trang trí lớp học ngày 20/11
- Thời gian học thêm đang quá tải so với học sinh lớp 8.
Câu 9: Đâu là lỗi mà chúng ta dễ mắc phải khi tranh biện, thương thuyết:
- Luôn xác định đúng mục tiêu.
- Lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm với ý kiến của người khác.
- Lạc đề, mất bình tĩnh lập luận thiếu chặt chẽ.
- Kiểm soát tốt sự nóng giận, đưa ra những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Việc làm nào dưới đây không phải hành động thương thuyết?
- Trình bày ý kiến, quan điểm của mình và lắng nghe đối phương.
- Cùng nhau bàn bạc và đưa ra một sự thỏa hiệp cùng có lợi cho hai bên.
- Khi không vừa ý thì nóng giận, gây mâu thuẫn, ngay lập tức tìm cách giải quyết và nhất định bảo vệ quan điểm của mình.
- Hòa nhã, từ tốn tìm cách giải quyết khác sao cho phù hợp với cả hai bên.
Câu 2: Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (có đội mũ bảo hiểm) thì được xem là:
- Không vi phạm pháp luật vì đây là quyền tự do đi lại.
- Vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
- Chưa đủ 18 tuổi nên không phạm lỗi gì.
- Có đội mũ bảo hiểm là tuân thủ luật giao thông nên không vi phạm.
Câu 3: Để rèn luyện kĩ năng tranh biện, thương thuyết, đâu là những việc học sinh không nên làm?
- Tích cực tham gia những lớp rèn luyện kĩ năng mềm, tích cực trau dồi kiến thức, thái độ.
- Luôn đoàn kết, tạo nên tập thể vững mạnh, lắng nghe, chia sẻ cùng nhau.
- Tập trung vào mạng xã hội, thiết bị vi tính vì đó là tinh hoa của sự phát triển, luôn tránh xa tập thể và chơi với các anh chị lớp trên để ai cũng phải sợ mình.
- Luôn giữ thái độ bình tĩnh xử lí mọi chuyện, không gấp gáp xử lí ngay khi gặp mâu thuẫn.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Mẹ của Nam nghiêm cấm việc sử dụng điện thoại trước khi vào đại học vì cho rằng điện thoại chỉ có hại với tuổi này. Nam nghĩ mình đã 17 tuổi nên cũng muốn sử dụng mạng xã hội, dùng điện thoại để giải trí, liên lạc hay tra cứu tài liệu cần thiết khi học hành. Theo em, Nam nên thương thuyết như thế nào để mẹ đồng ý?
- Xin mẹ dùng điện thoại và đưa ra kế hoạch sử dụng hợp lí, để vẫn có thể chơi mà vẫn đạt được kết quả học tập như mong muốn. Nếu kết quả có phần ảnh hưởng, Nam sẽ trả lại điện thoại cho mẹ.
- Trình bày tâm tư, nguyên vọng với mẹ và nếu mẹ không đồng ý thì sẽ giận dỗi.
- Phân tích tầm quan trọng của chiếc điện thoại, so sánh với những bạn khác và nhất định đòi mẹ đưa cho.
- Khóc lóc, tức giận và bỏ đi vì mẹ luôn cấm cản mình.
Câu 2. Công ty A muốn thu mua sản phẩm B với một mức giá nhất định, tuy nhiên mức giá này hiện đang thấp hơn so với thị trường vì vậy nên gia đình anh C cương quyết từ chối. Để thuyết phục, công ty A cam kết mua với số lượng nhiều trong thời gian lâu dài và cam kết giá cả ổn định dù cho thị trường có biến động. Như vậy, công ty A đã dùng phương pháp nào khi thương thuyết hợp đồng này?
- Đưa ra sự cam kết và phương án có lợi cho cả hai bên.
- Đánh vào tình cảm giữa người và người.
- Tập trung nói về thế mạnh của bản thân để đối phương thấy tin tưởng.
- Đưa ra một mức lợi nhuận khổng lồ để đối phương không thể từ chối.
=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời (bản 1) chủ đề 1 tuần 1: Nhiệm vụ 1, 2