Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối Bài 9: Ôn tập chương 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Ôn tập chương 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
CHƯƠNG 2. NITROGEN – SULFURBÀI 9. ÔN TẬP CHƯƠNG 2
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử của nitrogen là
- 1s22s22p1.
- 1s22s22p5.
- 1s22s22p63s23p2.
- 1s22s22p3.
Câu 2: Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. Công thức của X là
- N2O.
- NO2.
- NO.
- N2O5.
Câu 3: Người ta sản xuất khí nitrogen trong công nghiệp bằng cách nào sau đây
- Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Nhiệt phân dung dịch NH4NO2bão hoà.
- Dùng photpho để đốt cháy hết oxygen trong không khí.
- Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng
Câu 4: Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây
- H2.
- O2.
- Mg.
- Al.
Câu 5: Tính bazơ của NH3 do
- trên N còn cặp e tự do.
- phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
- NH3tan được nhiều trong nước.
- NH3tác dụng với nước tạo NH4OH.
Câu 6: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã
- Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
- Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
- Nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
- Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4đặc.
Câu 7: Muối được làm bột nở trong thực phẩm là
- (NH4)2CO3.
- Na2CO3.
- NH4HSO3.
- NH4Cl.
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ
- NH3và O2
- NaNO2và H2SO4đặc.
- NaNO3và H2SO4đặc.
- NaNO2và HCl đặc.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng
- HNO3phản ứng với tất cả base.
- HNO3(loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
- Tất cả các muối ammonium khi nhiệt phân đều tạo khí ammonia.
- Hỗn hợp muối nitrate và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
Câu 10: Sulfur có các số oxi hóa nào sau đây
- -2; 0; -4; +4
- 0; +4; -1; +6
- 0; -1; -2; +6
- -2; 0; +4; +6
Câu 11: Tính chất hóa học của sulfur gồm
- Tính khử
- Trung tính
- Tính oxi hóa và tính khử
- Kim loại
Câu 12: Chất nào sau đây có màu vàng
- H2S.
- SO2.
- SO3.
- S.
Câu 13: Sulfur có bao nhiêu dạng thù hình?
- 2.
- 5.
- 3.
- 4.
Câu 14: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
- Na.
- Fe.
- Al.
- Ag.
Câu 15: Để nhận biết sự có măt của ion sunfate trong dung dịch, người ta thường dùng
- Dung dịch chứa ion Ba2+
- Thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2
- Quỳ tím
- Dung dịch muối Mg2+
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Ở nhiệt độ thường, khí nitrogen khá trơ về mặt hóa học. Nguyên nhân là do
- trong phân tử N2có liên kết ba rất bền.
- trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.
- nguyên tử nitrogen có độ âm điện kém hơn oxygen.
- nguyên tử nitrogen có bán kính nhỏ.
Câu 2: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu
- giảm áp suất, tăng nhiệt độ.
- giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
- tăng áp suất, tăng nhiệt độ.
- tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 3: Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước
- P2O5.
- H2SO4đặc.
- CuO bột.
- NaOH rắn.
Câu 4: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa
- 2NH3+ H2O2+MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
- 2NH3+ 3Cl2→ N2 + 6HCl
- 4NH3+ 5O2→ 4NO + 6H2O
- 2HN3+ 2Na → 2NaNH2+ H2
Câu 5: Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3
- 4.
- 2.
- 3.
- 1.
Câu 6: Cho các phản ứng hóa học sau
S + O2 ⟶ SO2
S + 3F2 ⟶SF6
S + Hg → HgS
S + 6HNO3 (đặc)⟶ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
- 3
- 2
- 4
- 1
Câu 7: Cho phương trình phản ứng
S + H2SO4 đặc → X + H2O. Vậy X là
- H2S
- H2SO4
- SO3
- SO2.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Cho 22,4 lít hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nóng để tổng hợp NH3 thu được 20,16 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là
- 13.
- 2,6.
- 5,2.
- 3,9.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,24 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là
- 5,28 gam.
- 6,60 gam.
- 5,35 gam.
- 6,35 gam.
Câu 3: Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,65 gam bột zinc và 0,224 gam bột sulfur trong ống nghiệm đậy kín không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng zinc sunfide thu được là
- 0,291 gam
- 0,697 gam.
- 0,096 gam
- 0,970 gam
Câu 4: Nung hỗn hợp X gồm m gam Fe và a gam S ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít hỗn hợp khí Z và còn lại một chất rắn không tan. Giá trị của m là
- 11,20
- 6,72
- 5,60
- 22,40
Câu 5: Dùng 300 tấn quặng pyrite (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất acid H2SO4 có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng acid H2SO4 98% thu được là
- 320 tấn
- 335 tấn
- 350 tấn
- 360 tấn
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng
- 42.
- 38.
- 40,667.
- 35,333.
Câu 2: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối ammonium ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là
- 38,6.
- 46,6.
- 84,6.
- 76,6.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 9: Ôn tập chương 2