Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
CHƯƠNG 2. NITROGEN - SULFURBÀI 6. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NITROGEN VỚI OXYGEN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Dinitrogen oxide có công thức là
- NO2
- NO
- N2O
- N2O4
Câu 2: Oxide N2O4 có tên gọi là
- Dinitrogen tetroxide
- Nitrogen tetroxide
- Dinitrogen peroxide
- Nitrogen dioxide
Câu 3: Nguyên nhân hình thành thermal – NOx trong không khí là
- nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen trong không khí
- nitrogen trong núi lửa tác dụng với các gốc tự do (gốc hydrocarbon, gốc hydroxyl)
- nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do (gốc hydrocarbon, gốc hydroxyl)
- nhiệt độ rất cao (trên 3000 oC) hoặc tia lửa điện làm nitrogen trong không khí bị oxi hóa.
Câu 4: Nguyên nhân hình thành prompt – NOx
- nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen trong không khí
- nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do (gốc hydrocarbon, gốc hydroxyl)
- nitrogen trong núi lửa tác dụng với các gốc tự do (gốc hydrocarbon, gốc hydroxyl)
- nhiệt độ rất cao (trên 3000 oC) hoặc tia lửa điện là nitrogen trong không khí bị oxi hóa.
Câu 5: Khi nước mưa có pH nhỏ hơn bao nhiêu thì gọi là hiện tượng mưa acid?
- pH = 7
- pH > 5,6
- 5,6 < pH < 7
- pH < 5,6
Câu 6: Nitrogen phản ứng trực tiếp với oxygen ở nhiệt độ
- 3 000 oC
- 1 000 oC
- 2 000 oC
- 5 000 oC
Câu 7: Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. Công thức của X là
- N2O
- NO2
- NO
- N2O5
Câu 8: Khí nào sau đây là tác nhân chủ yếu gây mưa acid?
- N2
- NO2
- NH3
- CH4
Câu 9: Nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen không khí là nguyên nhân hình thành loại NOx nào?
- Không hình thành loại nào
- NOx tức thời
- NOx nhiệt
- NOx nhiên liệu
Câu 10: Khi hòa tan hoàn toàn một lượng CuO có màu đen vào dung dịch HNO3 thì dung dịch thu được có màu
- xanh
- vàng
- da cam
- không màu
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của nitric aicd?
- Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen
- Nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxy hóa cao nhất của nitrogen
- Nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxy hóa thấp nhất của nitrogen
- Liên kết N O là liên kết cho – nhận
Câu 12: Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí nitrogen dioxde gây ô nhiễm không khí. Công thức của nitrogen dioxide là
- NH3
- NO
- N2O
- NO2
Câu 13: Cho phản ứng aFe + bHNO3 cFe(NO3)3 + dNO + eH2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng
- 3
- 5
- 4
- 6
Câu 14: Nhận xét nào sau đây là đúng?
- Trong HNO3, nitrogen có 5 liên kết cộng hóa trị
- Trong HNO3, nitrogen có hóa trị V
- Trong HNO3, nitrogen có số oxi hóa +5
- Acid nitric là acid mạnh và bền
Câu 15: Nhận xét nào dưới đây sai?
- Hiện tượng phú dưỡng làm tăng sự quang hợp của thực vật thủy sinh
- Hiện tượng phú dưỡng gây cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước
- Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do dự dư thừa dinh dưỡng
- Sự dư thừa thức ăn chăn nuôi tại nhiều đầm nuôi trồng thủy sản tạo ra sự dư thừa dinh dưỡng
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Acid nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ acid nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do
- HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu
- HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu
- HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng
- HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu
Câu 2: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ, chất khí đó là
- NO2
- N2O
- N2
- NH3
Câu 3: Để nhận biết ion N người ta thường dùng Cu và H2SO4 loãng nhờ
- Phản ứng tạo ra dung dịch màu xanh và khí không mùi làm xanh quỳ tím ẩm
- Phản ứng tạo dung dịch màu vàng nhạt
- Phản ứng tạo kết tủa màu xanh
- Phản ứng tạo dung dịch màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí
Câu 4: Vàng bị hòa tan trong nước cường toan tạo thành
- AuCl và khí NO
- AuCl3 và khí NO2
- AuCl3 và khí NO
- AuCl và khí NO2
Câu 5: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?
- Fe2O3
- FeO
- Fe(OH)3
- Fe2(SO4)3
Câu 6: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa?
- Fe2O3 + HNO3(đặc nóng)
- ZnS + HNO3(đặc nóng)
- FeSO4 + HNO3(loãng)
- Cu + HNO3(đặc nóng)
Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng?
- Tất cả các muối nitrat có thể tham gia phản ứng trao đổi ion với một số acid, base và một số muối khác
- Dung dịch muối nitrat thể hiện tính oxi hóa trong môi trường acid
- Muối nitrat rất bền với nhiệt
- Muối nitrat rắn không có tính oxi hóa
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Cho các mệnh đề sau
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.
(2) Ion NO3-có tính oxi hóa trong môi trường axit.
(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là
- (1) và (3).
- (2) và (4).
- (2) và (3).
- (1) và (2).
Câu 2: Hoa cẩm tú cầu là loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và sự chân thành, vẻ kì diệu của cẩm tú cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thề điểu chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng
pH đất trồng | < 7 | = 7 | > 7 |
Hoa sẽ có màu | Lam | Trắng sữa | Hồng |
Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) hoặc đạm 2 lá (NH4NO3) và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lần lượt là
- hồng - lam.
- lam – hồng.
- trắng sữa – hồng.
- hồng – trắng sữa.
Câu 3: Khi có tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao nitrogen tác dụng trực tiếp với oxigen tạo ra hợp chất X. X tiếp tục tác dụng với oxigen trong không khí tạo thành hợp chất Y. Công thức của X, Y lần lượt là
- N2O, NO.
- NO2, N2O5.
- NO, NO2.
- N2O5, HNO3.
Câu 4: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
- NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
- Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
- CuS, Pt, SO2, Ag.
- Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Câu 5: Cho 0,195 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,648 gam Ag. Kim loại R là
- Cu.
- Fe.
- Mg.
- Zn.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối amoni). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là
- 38,6.
- 46,6.
- 84,6.
- 76,6.
Câu 2: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
- 1,2 lít.
- 0,6 lít.
- 0,8 lít.
- 1,0 lít.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen