Kênh giáo viên » Hóa học 11 » Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức

Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 2 Hoá học 11 kết nối tri thức. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Hoá học 11 KNTT.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 2 HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 1 Khái niệm về cân bằng hóa học
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 2 Cân bằng trong dung dịch nước
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 3 Ôn tập chương 1

CHƯƠNG 2. NITROGEN - SULFUR

  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 4 Nitrogen
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 5 Ammonia - Muối Ammonium
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 6 Một số hợp chất của Nitrogen với Oxygen
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 7 Sulfur và sulfur dioxide
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 8 Sulfuric acid và muối sulfate
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 9 Ôn tập chương 2

CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 10 Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 11 Phương pháp tách biệt và phương tinh chế hợp chất hữu cơ
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 12 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 13 Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 14 Ôn tập chương 3

CHƯƠNG 4. HYDROCARBON

  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 15 Alkane
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 16 Hydrocarbon không no
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 17 Arene (Hydrocarbon thơm)
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 18 Ôn tập chương 4

CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 19 Dẫn xuất halogen
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 20 Alcohol
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 21 Phenol
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 22 Ôn tập chương 5

CHƯƠNG 6. HỢP CHẤT CARBONYL - CARBOXYLIC ACID

  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 23 Hợp chất carbonyl
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 24 Carboxylic acid
  • Giáo án Hóa học 11 Kết nối bài 25 Ôn tập chương 6

=> Xem nhiều hơn: Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD HOÁ HỌC 11 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: Dẫn xuất halogen

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

BÀI 19: DẪN XUẤT HALOGEN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm dẫn xuất halogen.
  • Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.
  • Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen.
  • Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen: Phản ứng thế nguyên tử halogen; phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaitsev.
  • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân bromoethyl; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen.
  • Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh. Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng thực vật...)
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, các tính chất và ứng dụng của dẫn xuất halogen trong đời sống, sản xuất
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về danh pháp, tính chất vật lí, hóa học của dẫn xuất halogen. Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen.
    • Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1-C5) và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.
    • Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen.
    • Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen: phản ứng thế nguyên tử halogen; phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaitsev (Zai-xép).
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học:
    • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân bromoethyl ; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen.
    • Quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được bằng tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức trong bài học để:
    • Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh.
    • Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng thực vật, ...).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Phiếu học tập
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi khởi động, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi khởi động “Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, chất làm lạnh,... Vậy dẫn xuất halogen là gì?

GV dẫn dắt vào bài mới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận đưa ra các dự đoán.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS đưa ra các câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án: Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 19 Dẫn xuất halogen

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp của dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen.
  • Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, nghiên cứu SGK, trả lời CH PHT.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Khái niệm dẫn xuất halogen
  • Viết CTCT các đồng phân dẫn xuất halogen
  • Gọi tên dẫn xuất halogen theo danh pháp thay thế.
  • Gọi tên thường của một số dẫn xuất halogen thường gặp
  • Câu trả lời PHT
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm,  yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành PHT 1

- GV hướng dẫn HS cách phân loại một số dẫn xuất halogen

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ hoàn thành PHT.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện các nhóm trả lời từng câu trong PHT.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm, danh pháp dẫn xuất halogen

I. KHÁI NIỆM, DANH PHÁP

1. Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen, được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

CTTQ: RXn

trong đó:

      R là gốc hydrocarbon;

      X: F, Cl, Br, I;

      n: số nguyên tử halogen.

2. Danh pháp:

+ Tên thay thế:

Vị trí của halogen-halogeno + tên hydrocarbon

+ Tên theo danh pháp gốc – chức

Tên gốc hydrocarbon + halide

 

Phiếu học tập số 1

Tìm hiểu khái niệm SGK Hóa học 11, trang 112, 113 và cho biết:

1. Khái niệm dẫn xuất halogen là gì? CTTQ của dẫn xuất halogen?

2. Cách gọi tên dẫn xuất halogen theo danh pháp thay thế?

- Gọi tên theo danh pháp thay thế các dẫn xuất halogen sau: CH3CH2Br; CH3CH(I)CH3; CH2=CHCl; C6H5F

-  Áp dụng viết CTCT của dẫn xuất halogen có CTPT C4H9Cl và gọi tên theo danh pháp thay thế?

3. Điền vào bảng sau:

CTCT

Tên thay thế

 

iodoethane

 

trichloromethane

 

2-bromopentane

 

2-chloro-3-methylbutane

 

4. Tìm hiểu và gọi tên thông thường của một số dẫn xuất halogen sau:

Dẫn xuất halogen

Tên thông thường

Dẫn xuất halogen

Tên thông thường

(gốc- chức)

CHCl3

 

CH3-CH2-Cl

 

CHBr3

 

CH2=CH-Cl

 

CHI3

 

C6H5I

 

CCl4

 

C6H5-CH2-Br

 

 

Sản phẩm PHT dự kiến:

  1. Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen, được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

CTTQ: RXn , trong đó: R là gốc hydrocarbon; X: F, Cl, Br, I; n: số nguyên tử halogen.

  1. Danh pháp:

+ Tên thay thế: Vị trí của halogen-halogeno + tên hydrocarbon

Viết CTCT các dẫn xuất halogen có CTPT C4H9Cl và gọi tên theo danh pháp thay thế:

      CH2Cl-CH2-CH2-CH3: 1-chlorobutane

      CH3-CHCl-CH2-CH3: 2-chlorobutane

      CH2Cl-CH(CH3)2: 1-chloro-2-metylpropane

      CH3-(Cl)C(CH3)2: 2-chloro-2-methylpropane

  1. Điền vào bảng:

CTCT

Tên thay thế

CH3CH2I

iodoethane

CHCl3

trichloromethane

CH3-CHBr-CH2-CH2-CH3

2-bromopentane

CH3-CHCl-CH(CH3)2

2-chloro-3-methylbutane

 

  1. Tên thông thường

Dẫn xuất halogen

Tên thông thường

Dẫn xuất halogen

Tên thông thường

(gốc- chức)

CHCl3

Chloroform

CH3-CH2-Cl

Ethyl chloride

CHBr3

bromoform

CH2=CH-Cl

Vinyl chloride

CHI3

iodoform

C6H5I

Phenyl iodide

CCl4

Carbon tetrachloride

C6H5-CH2-Br

Benzyl bromide

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của các dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo của dẫn xuất halogen.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, nghiên cứu SGK, trả lời CH hoạt động nghiên cứu SGK tr 114
  3. Sản phẩm học tập:
  • Đặc điểm cấu tạo của các dẫn xuất halogen
  • Câu trả lời CH hoạt động nghiên cứu SGK tr 114
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời CH hoạt động nghiên cứu SGK tr 114

Cho biết năng lượng liên kết giảm dần theo thứ tự từ fluorine đến iodine:

Liên kết C−X

C-F

C-Cl

C-Br

C-I

Năng lượng liên kết

(kJ/mol)

486

327

285

214

Từ giá trị năng lượng liên kết C−X ở trên, hãy so sánh khả năng phân cắt liên kết C−X của các dẫn xuất halogen.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH hoạt động nghiên cứu SGK tr 114

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH hoạt động nghiên cứu SGK tr 114

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về đặc điểm cấu tạo của các dẫn xuất halogen

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

Trả lời CH hoạt động nghiên cứu SGK tr 114

Năng lượng liên kết C–X càng lớn liên kết càng bền

khả năng phản ứng thế của các dẫn xuất halogen dạng theo thứ tự C–I > C–Br > C–Cl >> C–F

Kết luận:

- Trong phân tử dẫn xuất halogen, liên kết C-X là liên kết CHT phân cực, dễ bị phân cắt trong các phản ứng hóa học.

- Khả năng phân cắt: C–I > C–Br > C–Cl >> C–F

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu: Nêu được tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, tóm tắt kiến thức
  3. Sản phẩm học tập: Tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và tóm tắt tính chất vật lí của dẫn xuất halogen

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, tóm tắt tính chất vật lí của dẫn xuất halogen

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện 2 - 3 HS trình bày tính chất vật lí của dẫn xuất halogen

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về tính chất vật lí của dẫn xuất halogen

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Trạng thái: Khí (CH3Cl, CH3F...), lỏng, rắn.

- Tính tan: hầu như không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether...

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn của các hydrocarbon có phân tử khối tương đương.

 

 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen: Phản ứng thế nguyên tử halogen; Phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaitsev
  • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷ phân bromoethyl
  • Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của dẫn xuất halogen
  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Kết quả thí nghiệm thuỷ phân bromoethane
  • Tính chất hoá học của dẫn xuất halogen
  • Câu trả lời cho các CH.
  1. Tổ chức hoạt động:

 ..............

 => Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint bài: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CẢ LỚP ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Tại sao số lượng chất hữu cơ lớn hơn nhiều các hợp chất vô cơ?

BÀI 13:

CẤU TẠO HÓA HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ

NỘI DUNG BÀI HỌC

Thuyết cấu tạo hóa học

Cấu tạo hóa học

Đồng phân

Đồng đẳng

THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC

Hoạt động nhóm

Theo dõi bảng hóa trị của các nguyên tử sau:

Hãy lắp ghép các phân tử tạo ra từ 2C, 6H và 1O theo các bước: Dựng khung (từ các nguyên tử có hóa trị ≥ II) và bão hòa hóa trị (lắp các nguyên tử hóa trị I)

Nhận xét: Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất khác.

Hãy cho biết dạng mạch carbon tương ứng với các chất được cho dưới đây:

Các nguyên tử carbon không những liên kết với các nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon.

Khi thay đổi trật tự liên kết C-C-O và C-O-C thì tạo thành hai chất khác nhau hay vẫn là một chất?

Khi thay đổi trật tự liên kết các nguyên tử sẽ tạo ra chất mới.

Cho các công thức sau:

Thay nhóm OH bằng nguyên tử Cl

Bớt nguyên tử H

Đó là hai chất hay một chất? Thành phần phân tử có gì khác nhau?

Khi thay đổi thành phần nguyên tử (chủng loại, số lượng) sẽ tạo ra chất mới.

GHI NHỚ

Nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ

Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định.

Trong phân tử chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV.  Các nguyên tử carbon không những liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon.

Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học. Các nguyên tử trong phân tử có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Câu hỏi củng cố kiến thức

Câu 1 (SGK - tr.75). Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử sau:

  1. a) C3H8O b) C4H8

Câu 2 (SGK - tr75). Hãy cho biết có loại mạch carbon nào trong công thức cấu tạo của các chất sau đây:

CÔNG THỨC CẤU TẠO

  1. Khái niệm

Công thức cấu tạo: Là công thức biểu diễn cách liên kết và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Ví dụ: Ứng với công thức phân tử C3H6O có 4 công thức cấu tạo mạch hở:

  1. Cách biểu diễn cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Hoạt động nhóm

Dựa vào thông tin SGK trang 76, hãy tìm hiểu cách biểu diễn cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.

Cách biểu diễn CTCT hợp chất hữu cơ

Công thức cấu tạo đầy đủ

Công thức cấu tạo thu gọn

Dạng 1:

Dạng 2:

Công thức cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn khác nhau điểm gì?

Biểu diễn liên kết đơn giữa nguyên tử Hydrogen và các nguyên tử khác

Không biểu diễn liên kết đơn giữa nguyên tử Hydrogen và các nguyên tử khác

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: giáo án hoá học 11 kết nối tri thức, tải giáo án hoá học 11 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 hoá học 11 kết nối tri thức, tải giáo án word và điện tử hoá học 11 kì 2 KNTT

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay