Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án Hoá học 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Hoá học 11 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN HOÁ HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC BÀI SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid
  • Trình bày được cấu tạo H2SO4; tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng của sulfuric acid loãng, sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid
  • Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh và tính háo nước của sulfuric acid đặc (với copper (đồng), da, than, giấy, đường, gạo,...)
  • Vận dụng được kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc
  • Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate, ammonium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate và nhận biết được ion trong dung dịch bằng ion Ba2+
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sulfuric acid và muối sulfate.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được tính chất của sulfuric acid và muối sulfate.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất sulfuric acid.

Năng lực hóa học:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid; Cấu tạo H2SO4; Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng của dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng dung dịch sulfuric acid.
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh và tính háo nước của dung dịch sulfuric acid đặc.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc; Nêu ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng và nhận biết được ion trong dung dịch bằng ion Ba2+.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Hình ảnh về cấu tạo phân tử H2SO4
  • Hình ảnh thí nghiệm về tính oxi hóa, tính acid của sulfuric acid
  • Dụng cụ, hóa chất làm thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò ô chữ
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi để giải ô chữ
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS tìm các từ hàng ngang để khám phá ra từ chìa khóa

1

 

 

 

 

O

 

 

 

2

 

 

 

 

X

 

 

 

3

 

 

 

 

I

 

 

 

4

 

 

 

 

H

 

 

 

5

 

 

 

 

O

 

 

 

6

 

 

 

 

A

 

 

 

Câu 1: Thể tồn tại của sulfuric acid ở điều kiện thường

Câu 2: Điền từ còn thiếu: Sulfuric acid có vai trò quan trọng trong công nghiệp và ...

Câu 3: Tính chất đặc trưng của cả dung dịch sulfuric acid đặc và loãng

Câu 4: Trong sản xuất công nghiệp, các hợp chất hóa học còn gọi là gì?

Câu 5: Khi làm việc với sulfuric acid đặc phải cẩn thận vì acid này có khả năng gì?

Câu 6: Thực phẩm nào được dùng thay thế cho mỡ động vật trong các gia đình? 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi trong trò chơi, tìm ra từ khóa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời các từ hàng ngang

1

 

 

 

L

O

N

G

 

2

 

S

A

N

X

U

A

T

3

 

 

A

C

I

D

 

 

4

H

O

A

C

H

A

T

 

5

G

A

Y

B

O

N

G

 

6

 

 

 

D

A

U

A

N

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Sulfuric acid là hóa chất quan trọng hàng đầu trong công nghiệp, được sử dụng cả ở dạng dung dịch loãng và dạng dung dịch đặc dựa trên những tính chất khác biệt. Vậy, dung dịch sulfuric acid loãng và dung dịch sulfuric acid đặc có những tính chất quan trọng nào? Cần lưu ý điều gì khi bảo quản và sử dụng acid này để đảm bảo an toàn?  Sau khi học xong bài học hôm nay, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng đi vào bài học – Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sulfuric acid

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học cơ bản; ứng dụng của dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình 8.2, hình 8.3, thảo luận và trả lời CH1, CH thảo luận mục I.4, I.5 SGK trang 48 – 50, hoàn thành Phiếu học tập
  3. Sản phẩm học tập: Cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học; ứng dụng của dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc; những lưu ý khi sử dụng và câu trả lời cho CH1, CH hoạt động mục I.4, I.5 SGK trang 48 – 50, hoàn thành Phiếu học tập
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Cấu tạo phân tử

- GV cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu cấu tạo phân tử, quan sát Hình 8.1, trả lời CH1 SGK trang 48.

* Tính chất vật lí

- GV cho HS đọc thông tin mục I.2 SGK trang 49, tìm hiểu, trình bày tính chất vật lí của sulfuric acid theo các ý:

+ Ở điều kiện thường

+ Tính tan trong nước

+ Nêu cách pha loãng an toàn

* Quy tắc an toàn

- GV giới thiệu kí hiệu cảnh báo nguy hiểm của sulfuric acid qua hình 8.3.

- GV cho HS tìm hiểu quy tắc an toàn khi sử dụng sulfuric acid:

+ Cách bảo quản

+ Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng

+ Cách sơ cứu khi bị bỏng acid

* Tính chất hóa học

- GV phát cho mỗi nhóm phiếu học tập, hóa chất, dụng cụ, yêu cầu các nhóm tìm hiểu tính chất hóa học của sulfuric acid, thực hiện các thí nghiệm, hoàn thành phiếu học tập

(Phiếu học tập bên dưới hoạt động 1)

* Ứng dụng

GV cho HS hoạt động nhóm, thực hiện CH hoạt động mục I.5 SGK trang 52.

* Sản xuất

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.6 SGK trang 52, tìm hiểu phương pháp sản xuất sulfuric acid:

+ Sulfuric acid được sản xuất bằng phương pháp nào? (phương pháp tiếp xúc) Đi từ nguyên liệu chính nào? (sulfur, quặng pyrite (chứa FeS2))

+  Nêu các giai đoạn sản xuất sulfuric acid, viết các PTHH minh họa tương ứng với mỗi giai đoạn (nếu có)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH1, CH thảo luận mục I.4, I.5 SGK trang 48 – 52, hoàn thành Phiếu học tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH1, CH thảo luận mục I.4 SGK trang 48 – 52, báo cáo kết quả hoàn thành Phiếu học tập

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết các kiến thức trọng tâm về sulfuric acid

I. Sulfuric acid

1. Cấu tạo phân tử

- CTCT của H2SO4:

- Giữa các phân tử sulfuric acid hình thành nhiều liên kết hydrogen.

Trả lời CH1 SGK trang 48:

a) phân tử H2SO4 có hai liên kết O – H phân cực mạnh, có khả năng cho 2 proton  là acid hai nấc

                      H2SO4 + H2O    + H3O+

                       + H2O    + H3O+

b) Mỗi phân tử sulfuric acid tạo được 4 liên kết hydrogen mạnh với các phân tử lân cận ⇒ là chất lỏng, sánh, khó bay hơi.

2. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường: chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, có tính hút ẩm mạnh

- Tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt

- Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc, phải rót từ từ dung dịch sulfuric acid đặc vào nước, vừa rót vừa khuấy (không làm ngược lại)

3. Quy tắc an toàn

a) Bảo quản trong chai, lọ có nút đậy chặt, đặt ở vị trí chắc chắn, cách xa các lọ chứa dễ gây cháy nổ

b) Sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc:

(1) Sử dụng găng tay, đeo kính bảo hộ, mặc áo thí nghiệm

(2) Cầm dụng cụ chắc chắn, thao tác cẩn thận

(3) Không tì, đè chai đựng acid lên miệng cốc, ống đong khi rót acid

(4) Sử dụng lượng acid vừa phải, lượng acid còn thừa phải thu hồi vào lọ đựng

(5) Không được đổ nước vào dung dịch acid đặc

c) Sơ cứu khi bỏng acid

(1) Nhanh chóng rửa ngay với nước lạnh nhiều lần:

 + Nếu bỏng ở vùng mặt thì nhắm chặt mắt khi ngâm rửa

 + Nếu acid bắn vào mắt thì úp mặt vào chậu nước sạch, mở mắt và chớp nhiều lần để rửa acid

(2) Tiến hành trung hòa acid bằng NaHCO3 loãng (2%)

(3) Băng bó tạm thời vết bỏng bằng băng sạch, uống bù nước điện giải rồi đến cơ sở y tế gần nhất

4. Tính chất hóa học

a) Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất hóa học cơ bản của một acid

Trả lời CH thảo luận mục I.4 SGK trang 50:

1. Làm đổi màu giấy chỉ thị màu, tác dụng với base, basic oxide, kim loại và muối

2. Các PTHH minh họa:

           Fe + H2SO4  FeSO4 + H2

           MgO + H2SO4  MgSO4 + H2O

           Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + CO2 + H2O

           Ba(OH)2 + H2SO4  BaSO4 + 2H2O

b) Dung dịch sulfuric acid đặc

·        Tính acid

·        Tính oxi hóa

·        Tính háo nước

5. Ứng dụng

Trả lời CH hoạt động mục I.5 SGK trang 52:

 Vì hội tụ đầy đủ các yếu tố: tính acid mạnh, tính oxi hóa mạnh, bền nhiệt, khó bay hơi, nguyên liệu sản xuất dồi dào, quy trình sản xuất có hiệu suất cao

6. Sản xuất

- Giai đoạn 1: Sản xuất sulfur dioxide

S(s) + O2(g)  SO2(g)

4FeS2(s) + 11O2(g)  2Fe2O3(s) + 8SO2(g)

- Giai đoạn 2: Sản xuất sulfur trioxide

2SO2(g) + O2(g)  2SO3(g)

- Giai đoạn 3: Hấp thụ sulfur dioxide acid đặc, tạo ra oleum, sau đó pha loãng oleum vào nước được dung dịch sulfuric acid lõang

 

Họ tên:....................................................

Lớp:.............

PHIẾU HỌC TẬP

Tính chất hóa học của dung dịch sulfuric acid đặc

I. Tính acid

 Dung dịch sulfuric acid đặc có tính acid mạnh và khó bay hơi, được sử dụng để điều chế một số acid dễ bay hơi

Ví dụ:              

CaF2 + H2SO4  ...............................

II. Tính oxi hóa

1. Thí nghiệm: Đồng (copper) tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng

Chuẩn bị: đồng lá hoặc phoi bào, dung dịch sulfuric acid 70%; ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, bông tẩm dung dịch NaOH loãng

Tiến hành:

- Cho vài lá đồng đã cắt nhỏ vào ống nghiệm, thêm tiếp khoảng 3 mL dung dịch H2SO4 70%, dùng bông đã tẩm dung dịch NaOH loãng nút miệng ống nghiệm

- Hơ nóng đều phần ống nghiệm chứa dung dịch trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đun tập trung vào đáy ống nghiệm

Lưu ý: Dung dịch sulfuric acid đặc rơi vào da sẽ gây bỏng nặng, cần cẩn thận khi sử dụng

Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và thực hiện yêu cầu sau:

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và xác định chất oxi hóa, chất khử

b. Nhận xét về khả năng phản ứng của dung dịch sulfuric acid đặc, nóng với copper

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Dung dịch sulfuric acid đặc thể hiện tính oxi hóa mạnh. Hãy hoàn thành các quá trình sau

     

3. Dung dịch sulfuric acid đặc, nóng oxi hóa được nhiều kim loại, phi kim và hợp chất. Hãy hoàn thành các phản ứng sau

              C + 2H2SO4  ............................................................

              2KBr + 2H2SO4  ......................................................

II. Tính háo nước

Thí nghiệm: Dung dịch sulfuric acid đặc tác dụng với đường mía

Chuẩn bị: đường mía (C12H22O11), dung dịch sulfuric acid đặc; cốc thủy tinh loại 100 mL

Tiến hành:

- Lấy khoảng 10 g đường mía cho vào cốc

- Nhỏ đều trên bề mặt đường mía khoảng 2 mL dung dịch sulfuric acid đặc

Lưu ý: Dung dịch sulfuric acid đặc rơi vào da sẽ gây bỏng nặng, cần cẩn thận khi sử dụng

Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và thực hiện yêu cầu sau:

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm

b. Dự đoán hiện tượng khi cho dung dịch sulfuric acid đặc tiếp xúc với các carbohydrate khác nhau như cellulose (giấy, bông), tinh bột (gạo)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

 Đáp án Phiếu học tập:

I.

              CaF2 + H2SO4  CaSO4 + 2HF

  1. Cu + 2H2SO4 (đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O

Cu là chất khử, H2SO4 là chất oxi hóa

  1. Sulfuric acid đặc, nóng có khả năng tác dụng mạnh với copper
     

              C + 2H2SO4  CuSO4 + SO2 + 2H2O

              2KBr + 2H2SO4  K2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

  1. C12H22O11 12C + 11H2O
  2. Hiện tượng: Sulfuric acid đặc làm hóa đen giấy, bông, bột gạo

Hoạt động 2: Tìm hiểu muối sulfate

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng và nhận biết được ion trong dung dịch bằng ion Ba2+
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm nhận biết ion bằng ion Ba2+, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục II.1 và II.2 SGK trang 53
  3. Sản phẩm học tập: Ứng dụng của muối sulfate; Kết quả thực hiện thí nghiệm nhận biết ion bằng ion Ba2+, câu trả lời CH hoạt động mục II.1 và II.2 SGK trang 53.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Ứng dụng

- GV cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu về ứng dụng của một số muối sulfate, thảo luận trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 53.

* Nhận biết

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thực hiện Thí nghiệm: Nhận biết ion  bằng ion Ba2+

- GV phát cho các nhóm hóa chất và dụng cụ: dung dịch Na2SO4, dung dịch BaCl; ống nghiệm, kẹp gỗ

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời CH hoạt động mục II.2 SGK trang 53.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, trình bày ứng dụng của một số muối sulfate, thực hiện thí nghiệm, thảo luận nhóm trả lời CH hoạt động mục II.1, II.2 SGK trang 53

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày ứng dụng của một số muối sulfate, báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, trình bày câu trả lời CH hoạt động mục II.1, II.2 SGK trang 53

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về muối sulfate

II. Muối sulfate

1. Ứng dụng

- Sản xuất chất cản quang (barium sulfate)

- Sản xuất phân đạm (ammonium sulfate)

- Sản xuất thạch cao (calcium sulfate)

- Sản xuất khoáng chất bổ sung cho phân bón, thức ăn gia súc (magnesium sulfate)

Trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 53:

Công thức

Ứng dụng

K2SO4

Làm phân bón

CuSO4.5H2O

Diệt trùng nước bể bơi, sản xuất thuốc Bordeaux diệt nấm

KAl(SO4)2.12H2O

Phèn chua, dùng làm chất cầm màu, xử lí nước

(NH4)2Fe(SO4)2.6H2O

Muối Mohr, dùng bảo quản iron(II)

2. Nhận biết

Trả lời CH hoạt động mục II.2 SGK trang 53:

1.

Phương trình phân tử:

BaCl2 + Na2SO4  BaSO4 + 2NaCl

Phương trình rút gọn:

Ba2+ +    BaSO4

2.

 Xuất hiện kết tủa trắng barium sulfate theo phương trình hóa học:

H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

  1. Al, Fe, Cu B. Fe, Mg, Ag C. Al, Mg, Cu        D. Al, Fe, Mg

Câu 2. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

  1. Al, Fe, Zn, Mg B. Al, Fe, Au, Mg
  2. Al, Fe, Au, Pt D. Zn, Pt, Au, Mg

Câu 3. Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất đã cho, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch acid H2SO4 đặc, nóng là

  1. 5 B. 4 C. 6                       D. 7

Câu 4. Để nhận ra sự có mặt của ion sulfat trong dung dịch, người ta thường dùng

  1. dung dịch muối Mg2+ B. dung dịch chứa ion Ba2+
  2. thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2 D. quỳ tím

Câu 5. Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch

  1. HCl B. KNO3 C. BaCl2                D. NaOH

Câu 6: Phương pháp điều chế H2SO4 trong công nghiệp trải qua mấy giai đoạn?

  1. 5 B. 4 C. 2                       D. 3

Câu 7. Nguyên tắc pha loãng sulfuric acid đặc là

  1. Rót từ từ nước vào acid và khuấy nhẹ
  2. Rót từ từ acid vào nước và khuấy nhẹ
  3. Rót từ từ acid vào nước và đun nhẹ
  4. Rót từ từ nước vào acid và đun nhẹ

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

(a) Sulfuric acid tan vô hạn trong nước, và tỏa rất nhiều nhiệt

(b) Khi pha loãng sulfuric acid đặc, ta cho nhanh nước vào acid và khuấy nhẹ

(c) Sulfuric acid là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi

(d) Sulfuric acid đặc có tính háo nước, da thịt tiếp xúc với nó sẽ gây bỏng nặng

  1. 3 B. 2 C. 4                       D. 1

Câu 9. Hòa tan hết 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là

  1. 44% B. 56% C. 30%                  D. 70%

Câu 10. Cho 15,82 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch A và 9,632 lít khí SO2 ở đktc. Cô cạn dung dịch A sẽ thu được số gam muối khan là

  1. 58,8 gam B. 54,3 gam C. 57,1 gam           D. 60,3 gam

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chữa bài, theo dõi nhận xét bài. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chuẩn kiến thức:

+ Dung dịch sulfuric acid loãng có các tính chất chung của acid

+ Dung dịch sulfuric acid đặc là chất lỏng sánh, có tính hút ẩm mạnh, háo nước, dễ gây bỏng

+ Dung dịch sulfuric acid đặc có tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh, oxi hóa nhiều đơn chất và hợp chất, nhất là khi đun nóng

+ Sulfuric acid được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp tiếp xúc: sản xuất sulfur dioxide, sản xuất sulfur trioxide, hấp thụ sulfur trioxide bằng dung dịch sulfuric acid đặc

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. D

2. C

3. A

4. B

5. C

6. D

7. B

8. A

9. D

10. C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. a) Nêu các lưu ý bắt buộc để đảm bảo an toàn khi sử dụng dung dịch sulfuric acid đặc

  1. b) Hãy cho biết ý nghĩa của kí hiệu cảnh báo ở Hình 8.3

Bài 2. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho lần lượt các chất rắn sodium chloride (NaCl), sodium bromide (NaBr) tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc

  1. b) Chỉ ra vai trò của sulfuric acid trong mỗi phản ứng đó

Bài 3. Dung dịch sulfuric acid đặc được sử dụng để sản xuất phosphoric acid và phân bón superphosphate từ quặng phosphorite và apatite. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng giữa dung dịch sulfuric acid đặc với Ca3(PO4)2 trong hai quặng trên

Bài 4. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các cặp dung dịch sau:

  1. a) BaCl2 và NaCl
  2. b) H2SO4 loãng và HCl

Bài 5. Viết các PTHH hoàn thành sơ đồ sản xuất sulfuric acid từ sulfur trong công nghiệp:

S  SO2  SO3  H2SO4.SO3  H2SO4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

...

Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in hoá học 11 kết nối tri thức, tải giáo án hoá 11 kết nối tri thức bản chuẩn, soạn ngắn gọn hoá học 11 kết nối tri thức bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án hoá học 11 KNTT dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay