Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn hóa học lớp 11 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch
  • Viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch
  • Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng:

(1) Phản ứng: 2NO2  N2O4

(2) Phản ứng thủy phân sodium acetate

  • Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hóa học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, thực hiện thí nghiệm, quan sát các hiện tượng thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học, dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hóa học trong những điều kiện cụ thể.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học.
  • Giấy Ao
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi các chất đầu thành sản phẩm. Tuy nhiên, có nhiều phản ứng, các chất sản phẩm sinh ra lại có thể phản ứng với nhau tạo thành chất đầu. Đối với những phản ứng thế này, làm thế nào để thu được nhiều sản phẩm hơn và làm tăng hiệu suất phản ứng ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Có nhiều phản ứng mà dù tiến hành bao lâu, các chất cũng không chuyển hóa hết thành sản phẩm, phản ứng xảy ra không hoàn toàn, sau phản ứng vẫn có mặt chất sản phẩm chưa phản ứng hết, phản ứng có hiệu suất không cao như ở lớp 10 đã học phản ứng giữa hydrogen với iodine, hoặc phản ứng chlorine tác dụng với nước. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ tại sao lại như vậy và cách để làm tăng hiệu suất của các phản ứng loại này, chúng ta cùng đi vào bài học– Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục I.2, CH1, CH2 SGK trang 6 – 8.
  3. Sản phẩm học tập: HS phân biệt được phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch, lấy được ví dụ, câu trả lời cho CH hoạt động mục I.2, CH1, CH2 SGK trang 6 – 8.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Phản ứng một chiều

- GV giới thiệu hình ảnh phản ứng đốt cháy khí methane hoặc đốt cháy than.

CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O (1)

- GV nêu đặc điểm của phản ứng (1):

+ Các chất sản phẩm không phản ứng được với nhau để tạo thành các chất đầu.

+ Phản ứng có đặc điểm như vậy được gọi là phản ứng một chiều.

- GV đặt câu hỏi: Vậy có phản ứng nào mà các chất sản phẩm lại phản ứng được với nhau để tạo thành chất đầu không ?

* Phản ứng thuận nghịch

- GV giới thiệu hai thí nghiệm cùng thực hiện ở 445 oC, trong bình kín dung tích 10 lít.

Thí nghiệm 1:

Ban đầu

1 mol khí H2

1 mol khí I2

 

Sau phản ứng

0,2 mol khí H2

0,2 mol khí I2

1,6 mol khí HI

Thí nghiệm 2:

Ban đầu

2 mol khí HI

 

Sau phản ứng

0,2 mol khí H2

0,2 mol khí I2

1,6 mol khí HI

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời CH hoạt động mục I.2 SGK trang 6 – 7:

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.

b) Trong cả hai thí nghiệm trên, dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì các chất đầu đều còn lại sau phản ứng, Giải thích.

- GV dẫn dắt HS đi đến kết luận: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện.

- GV yêu cầu HS trả lời CH1, CH2 mục I.2 SGK trang 7 – 8:

1. Quá trình hình thành hang động, thạch nhũ là một ví dụ điển hình về phản ứng thuận nghịch trong tự nhiên.

Nước có chứa CO2 chảy qua đá vôi, bào mòn đá tạo thành Ca(HCO3)2 (phản ứng thuận) góp phần hình thành các hang động. Hợp chất Ca(HCO3)2 trong nước lại bị phân hủy tạo ra CO2 và CaCO3 (phản ứng nghịch), hình thành các thạch nhũ, măng đá, cột đá.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong hai quá trình trên.

2. Phản ứng xảy ra khi cho khí Cl2 tác dụng với nước là một phản ứng thuận nghịch. Viết phương trình hóa học của phản ứng, xác định phản ứng thuận, phản ứng nghịch.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH hoạt động mục I.2, CH1, CH2 SGK trang 6 – 8.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH hoạt động mục I.2, CH1, CH2 SGK trang 6 – 8. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết các đặc điểm của phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch qua bảng:

 

Phản ứng một chiều

Phản ứng thuận nghịch

Chiều phản ứng

Chỉ xảy ra một chiều.

Xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

Các chất sản phẩm

Không phản ứng lại được với nhau tạo thành chất đầu.

Các chất sản phẩm phản ứng được với nhau để tạo thành chất đầu.

Dù chất đầu là chất phản ứng của phản ứng thuận hay nghịch thì cuối cùng đều thu được các chất giống nhau.

Biểu diễn PTHH

  

Phản ứng xảy ra

Hoàn toàn

Không hoàn toàn

Ví dụ

2Mg + O2  2MgO

Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O

2SO2 + O2  2SO3

CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O

I. Phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch

1. Phản ứng một chiều

- Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra một chiều từ chất phản ứng tạo thành chất sản phẩm.

- Các chất sản phẩm không phản ứng lại được với nhau tạo thành chất đầu.

- PTHH của phản ứng một chiều được biểu diễn bằng mũi tên chỉ chiều phản ứng

Ví dụ : NaOH + HCl  NaCl + H2O

2. Phản ứng thuận nghịch

- Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều

- PTHH của phản ứng hai chiều được biểu diễn bằng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau . Chiều từ trái sang phải là chiều phản ứng thuận, chiều từ phải sang trái là chiều phản ứng nghịch.

Ví dụ: 3O2  2O3

Trả lời CH hoạt động mục I.2 SGK trang 6 – 7:

a)

+ Thí nghiệm 1:

H2(g) + I2(g)  2HI(g)

+ Thí nghiệm 2:

2HI(g)  H2(g) + I2(g)

b)

+ Ở thí nghiệm 1: khí H2 tác dụng với I2 tạo thành HI, đồng thời lại xảy ra phản ứng HI phân hủy tạo thành I2 và H2 nên dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì sau phản ứng các chất đầu H2, I2 vẫn còn.

+ Ở thí nghiệm 2 : khí HI phân hủy tạo thành H2 và I2, đồng thời lại xảy ra phản ứng khi H2 và I2 tạo thành HI nên dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì sau phản ứng chất đầu HI vẫn còn.   

Trả lời CH1 SGK trang 7:

CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq)  Ca(HCO3)2(aq)

Trả lời CH2 SGK trang 8:

+ PTHH của phản ứng:

Cl2 + H2O  HCl + HClO

+ Phản ứng thuận:

Cl2 + H2O  HCl + HClO

+ Phản ứng nghịch:

HCl + HClO  Cl2 + H2O

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái cân bằng hóa học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm trạng thái cân bằng hóa học của phản ứng, đặc điểm của cân bằng hóa học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 8.
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra kết luận về khái niệm trạng thái cân bằng hóa học của phản ứng, đặc điểm cân bằng hóa học, câu trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 8.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Trạng thái cân bằng

- GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận nghiên cứu về trạng thái cân bằng hóa học thông qua phản ứng:

H2(g) + I2(g)  2HI (g)

- GV phát mỗi nhóm một tờ giấy Ao, yêu cầu các nhóm trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 8, vẽ đồ thị trên giấy Ao:

a) Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi số mol các chất theo thời gian

b) Từ đồ thị, nhận xét sự thay đổi số mol của các chất theo thời gian.

c) Viết biểu thức định luật tác dụng khối lượng với phản ứng thuận và phản ứng nghịch, từ đó dự đoán sự thay đổi tốc độ của mỗi phản ứng theo thời gian (biết các phản ứng này đều là phản ứng đơn giản).

d) Bắt đầu từ thời điểm nào thì số mol các chất trong hệ phản ứng thay đổi nữa?

- GV dẫn dắt HS nhận xét: Trong thí nghiệm trên, lúc đầu phản ứng thuận có tốc độ lớn hơn phản ứng nghịch và ưu tiên tạo ra hydrogen iodine. Theo thời gian, tốc độ phản ứng thuận giảm dần, tốc độ phản ứng nghịch tăng dần đến khi tốc độ hai phản ứng bằng nhau.

Tại thời điểm này, số mol của các chất hydrogen, iodine, hydrogen iodine không thay đổi nữa. Đây là thời điểm phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng.

- GV đưa ra khái niệm trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch.

- GV nhấn mạnh với HS đặc điểm của cân bằng hóa học:

+ Cân bằng hóa học là một cân bằng động, các chất tham gia phản ứng liên tục phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm và các chất sản phẩm cũng liên tục phản ứng với nhau để tạo thành các chất đầu.

+ Trong một đơn vị thời gian có bao nhiêu phân tử chất đầu chuyển thành sản phẩm thì có bấy nhiêu phân tử chất đầu đó được tạo ra từ sản phẩm.

+ Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch bằng nhau.

+ Ở trạng thái cân bằng, có tất  cả các chất tham gia phản ứng, sản phẩm và nồng độ của chúng là không đổi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, thảo luận trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 8.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 8.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm trạng thái cân bằng và đặc điểm của cân bằng hóa học.

II. Cân bằng hóa học

1. Trạng thái cân bằng

Trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 8:

a)

b)

Theo thời gian, số mol H2 và I2 giảm dần và từ thời điểm t4, số mol của H2 và I2 không thay đổi nữa.

Theo thời gian, số mol HI tăng dần và từ thời điểm t4, số mol HI cũng không thay đổi nữa.

c)

Biểu thức định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng thuận:

vt = kt[H2].[I2]

Biểu thức định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng nghịch:

vn = kn[HI]2

Từ hai biểu thức cho thấy:

- Theo thời gian, số mol H2, I2 giảm dần nên [H2] và [I2] giảm, tốc độ phản ứng thuận giảm.

- Theo thời gian, số mol HI tăng dần nên [HI] tăng dần, tốc độ phản ứng nghịch tăng.

d)

Từ thời điểm t4 thì số mol các chất trong hệ phản ứng không thay đổi.

Khái niệm: Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Đặc điểm:

+ Cân bằng hóa học là một cân bằng động

+ Các chất tham gia phản ứng/sản phẩm liên tục phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm/chất đầu nhưng với tốc độ bằng nhau.

à Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không đổi.

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu hằng số cân bằng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục II.2, CH6 SGK trang 9 – 10
  3. Sản phẩm học tập: HS viết biểu thức hằng số cân bằng, câu trả lời CH hoạt động mục, CH6 II.2 SGK trang 9 – 10
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thiết lập biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng:

H2(g) + I2(g)  2HI(g)

- Các nhóm thảo luận trả lời CH hoạt động mục II.2 SGK trang 9:

Tính giá trị KC =  ở mỗi thí nghiệm, nhận xét kết quả thu được.

- GV giới thiệu biểu thức tính tính hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch tổng quát.

Aa + Bb  Cc + dD

- GV lưu ý HS:

+ Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch, chỉ phụ thuộc nhiệt độ và bản chất của phản ứng, không phụ thuộc nồng độ ban đầu của các chất.

+ Nồng độ của chất rắn được coi bằng 1 và không có mặt trong biểu thức tính hằng số cân bằng.

- GV lấy ví dụ về phản ứng thuận nghịch có mặt của chất rắn và hướng dẫn HS viết biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng:

C(s) + CO2(g)  2CO(g)

 

- GV trình bày về ý nghĩa của hằng số cân bằng.

- GV yêu cầu HS trả lời CH6 mục II.2 SGK trang 10:

Viết biểu thức hằng số cân bằng cho các phản ứng sau:

a) Phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g)

b) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s)  CaO(s) + CO2(g)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời CH hoạt động mục, CH6 II.2 SGK trang 9 – 10

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi CH hoạt động mục II.2, CH6 SGK trang 9 – 10

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về hằng số cân bằng, chuyển sang nội dung mới.

II. Cân bằng hóa học

2. Hằng số cân bằng

a) Biểu thức của hằng số cân bằng

- Xét phản ứng thuận nghịch tổng quát:

Aa + Bb  Cc + dD

- Ở trạng thái cân bằng, hằng số cân bằng (KC) của phản ứng được xác định theo biểu thức:

- Trong đó: [A], [B], [C], [D] là nồng độ mol của các chất A, B, C, D ở trạng thái cân bằng; a, b, c, d là hệ số tỉ lượng của các chất trong phương trình hóa học của phản ứng.

c) Ý nghĩa của hằng số cân bằng

- KC phụ thuộc vào bản chất của phản ứng và nhiệt độ.

- KC càng lớn thì phản ứng thuận càng chiếm ưu thế hơn và ngược lại, KC càng nhỏ thì phản ứng nghịch càng chiếm ưu thế hơn.

Trả lời CH mục II.2 SGK trang 9:

Thí nghiệm 1: KC = 64,00; thí nghiệm 2: KC = 63, 99; thí nghiệm 3: KC = 64,08

Nhận xét: giá trị biểu thức KC =  thay đổi không đáng kể mặc dù nồng độ ban đầu và nồng độ các chất tại thời điểm cân bằng khác nhau.

Trả lời CH6 SGK trang 10:

a)

b)

KC = [CO2]

Hoạt động 4: Tìm hiểu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển dịch cân bằng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm, trả lời CH hoạt động mục III.1 SGK trang 11.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng, câu trả lời cho CH hoạt động mục III.1 SGK trang 11 của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, thực hiện thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng thông qua các phản ứng:

Thí nghiệm 1:

2NO2(g)  N2O4(g)        < 0

        (màu nâu đỏ)   (không màu)

- GV lưu ý HS: NO2 là khí độc, chú ý nút kín ống nghiệm

Thí nghiệm 2:

CH3COONa + H2O  CH3COOH + NaOH > 0

- GV yêu cầu HS trả lời CH hoạt động mục III.1 SGK trang 11:

Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch trong các ống nghiệm và hoàn thành vào vở theo mẫu bảng sau:

Tác động

Hiện tượng

Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch)

Chiều chuyển dịch cân bằng (phản ứng tỏa nhiệt/thu nhiệt)

Tăng nhiệt độ

 

 

 

Giảm nhiệt độ

 

 

 

- GV kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và thực hiện thí nghiệm, trả lời CH hoạt động mục III.1 SGK trang 11

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, CH hoạt động mục III.1 SGK trang 11.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học

1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều phản ứng thu nhiệt (> 0), nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ và ngược lại.

Trả lời CH hoạt động mục III.1 SGK trang 11:

Thí nghiệm 1:

Tác động

Tăng nhiệt độ

Giảm nhiệt độ

Hiện tượng

Màu của khí trong ống nghiệm đậm hơn

Màu của khí trong ống nghiệm nhạt hơn

Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch)

Theo chiều nghịch

Theo chiều thuận

Chiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt)

Theo chiều thu nhiệt

Theo chiều tỏa nhiệt

Thí nghiệm 2:

Tác động

Tăng nhiệt độ

Giảm nhiệt độ

Hiện tượng

Màu dung dịch đậm hơn

Màu dung dịch nhạt hơn

Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch)

Theo chiều thuận

Theo chiều nhiệt

Chiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt)

Theo chiều thu nhiệt

Theo chiều tỏa nhiệt

Hoạt động 5: Tìm hiểu về ảnh hưởng của nồng độ đến sự chuyển dịch cân bằng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ tới chuyển dịch cân bằng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm, trả lời CH hoạt động mục III.2 SGK trang 12
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ tới chuyển dịch cân bằng, câu trả lời CH hoạt động mục III.2 SGK trang 12 của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, thực hiện thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ tới chuyển dịch cân bằng thông qua phản ứng thủy phân dung dịch sodium acetate :

CH3COONa + H2O  CH3COOH + NaOH

- GV yêu cầu HS trả lời CH hoạt động mục III.2 SGK trang 12:

Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch trong các ống nghiệm và hoàn thành vào vở theo mẫu bảng sau:

Tác động

Hiện tượng

Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch)

Chiều chuyển dịch cân bằng (phản ứng tỏa nhiệt/thu nhiệt)

Tăng nhiệt độ

 

 

 

Giảm nhiệt độ

 

 

 

- GV kết luận về ảnh hưởng của nồng độ đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và thực hiện thí nghiệm, trả lời CH hoạt động mục III.2 SGK trang 12

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, CH hoạt động mục III.2 SGK trang 12.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ảnh hưởng của nồng độ đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học.

2. Ảnh hưởng của nồng độ

Khi tăng nồng độ một chất trong phản ứng thì cân bằng hóa học bị phá vỡ và chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chất đó và ngược lại

Trả lời CH hoạt động mục III.2 SGK trang 12:

Tác động

Tăng nồng độ CH3COONa

Tăng nồng độ CH3COOH

Hiện tượng

Màu dung dịch đậm hơn

Màu dung dịch nhạt hơn

Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch)

Theo chiều thuận

Theo chiều nghịch

Chiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt)

Theo chiều làm giảm nồng độ CH3COONa

Theo chiều giảm nồng độ

CH3COOH

Hoạt động 6: Tìm hiểu về ảnh hưởng của áp suất đến sự chuyển dịch cân bằng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được sự ảnh hưởng của áp suất tới chuyển dịch cân bằng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát video, trả lời CH10 SGK trang 14.
  3. Sản phẩm học tập: Kết luận về sự ảnh hưởng của áp suất tới chuyển dịch cân bằng, câu trả lời cho CH10 SGK trang 14 của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến sự chuyển dịch cân bằng

2NO2(g)  N2O4(g)

Link video mô phỏng thí nghiệm:

https://youtu.be/aZyhBYygbfs

- GV dẫn dắt HS dẫn đến kết luận:

Khi giảm thể tích, tức là tăng áp suất của hệ, thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, tức là chiều làm giảm số mol khí và ngược lại.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời CH10 SGK trang 14:

Cho các cân bằng sau:

a) SO2(g) + O2(g)  2SO3(g)

b) CO(g) + H2O(g)  H2(g) + CO2(g)

c) PCl5(g)  Cl2(g) + PCl3(g)

d) H2(g) + I2(g)  2HI(g)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát video mô phỏng thí nghiệm và trả lời CH10 SGK trang 14.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH10 SGK trang 14

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ảnh hưởng của áp suất đến sự chuyển dịch cân bằng

Khi tăng áp suất chung của hệ, thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, tức là chiều làm giảm số mol khí và ngược lại.

Trả lời CH10 SGK trang 14:

a) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất hay chiều làm giảm số mol khí, tức là theo chiều thuận (từ 3 phân tử khí tạo thành 2 phân tử khí).

b) Khi tăng áp suất, cân bằng không chuyển dịch theo chiều nào vì số mol khí ở hai vế của phản ứng bằng nhau.

c) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều  làm giảm áp suất hay chiều làm giảm số mol khí, tức là theo chiều nghịch.

d) Khi tăng áp suất, cân bằng không chuyển dịch theo chiều nào vì số mol khí ở hai vế của phản ứng bằng nhau.

Hoạt động 7: Tìm hiểu về nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hóa học
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH11 SGK trang 14.
  3. Sản phẩm học tập: Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để trả lời CH11 SGK trang 14.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Qua nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến sự chuyển dịch cân bằng, GV giới thiệu cho HS về nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier.

- GV phân tích ví dụ về các điều kiện thực tế về nhiệt độ, áp suất trong quá trình sản xuất NH3:

N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g)      = - 91,8 kJ

Yếu tố áp suất: Khi phản ứng trên xảy ra, số mol khí của hệ giảm. Theo nguyên lí Le Chatelier, khi tăng áp suất thì cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận, tức là theo chiều tạo ra nhiều ammonia hơn.

Yếu tố nhiệt độ: Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt nên để cần bằng chuyển dịch về phía tạo thành ammonia, cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ rất thấp. Thực tế, ammonia được tổng hợp ở nhiệt độ khoảng 450 oC vì ở nhiệt độ thấp tốc độ phản ứng này rất chậm.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời CH11 SGK trang 14:

Trong công nghiệp, khí hydrogen được điều chế như sau:

Cho hơi nước đi qua than nung nóng, thu được hỗn hợp khí CO và H2 (gọi là khí than ướt):

C(s) + H2O(g)  CO(g) + H2(g) = 130 kJ (1)

Trộn khí than ướt với hơi nước, cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác Fe2O:

CO(s) + H2O(g)  CO2 (g) + H2(g) = - 42 kJ (2)

a) Vận dụng nguyên lí Le Chatelier, hãy cho biết cần tác động yếu tố nhiệt độ như thế nào để các cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều thuận.

b) Trong thực tế, ở phản ứng (2), lượng hơi nước được lấy dư nhiều (4 – 5 lần) so với khí carbon monoxide. Giải thích.

c) Nếu tăng áp suất, cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và trả lời CH11 SGK trang 14

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH11 SGK trang 14

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về nguyên lí Le Chatelier

3. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

- Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài làm thay đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Trả lời CH11 SGK trang 14:

a) Phản ứng (1) có  > 0, chiều thuận là thu nhiệt, nên để cân bằng chuyển dịch về bên phải thì cần tăng nhiệt độ (thực tế phản ứng được thực hiện ở khoảng 1 000 oC)

Phản ứng (2) có  < 0, chiều thuận là tỏa nhiệt, nên để cân bằng chuyển dịch về bên phải thì cần giảm nhiệt độ (thực tế phản ứng được thực hiện ở khoảng 450 oC, nhiệt độ không quá thấp để làm tăng tốc độ phản ứng).

b) Ở phản ứng (2), người ta lấy lượng hơi nước dư nhiều (thường dư 4 – 5 lần) so với khí carbon monoxide, tức là làm tăng nồng độ của hơi nước, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của hơi nước, tức là theo chiều thuận.

c) Nếu tăng áp suất, các cân bằng (1), (2) không chuyển dịch theo chiều nào vì số mol khí ở cả hai vế bằng nhau.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Cho cân bằng hóa học:

H2(k) + I2(k)  2HI(k); H > 0

Cân bằng không bị chuyển dịch khi

  1. tăng nhiệt độ của hệ
  2. giảm nồng độ HI
  3. tăng nồng độ H2
  4. giảm áp suất chung của hệ

Câu 2. Xét cân bằng:

N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k)

Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là

Câu 3. Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi nào?

  1. Phản ứng thuận đã kết thúc
  2. Phản ứng nghịch đã kết thúc
  3. Tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau
  4. Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau.

Câu 4. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng

2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k)          H < 0

Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:

  1. giảm nồng độ của SO2
  2. tăng nồng độ của O2
  3. tăng nhiệt độ lên rất cao
  4. giảm nhiệt độ xuống rất thấp

Câu 5. Khi thay đổi áp suất, những cân bằng hóa học nào dưới đây bị chuyển dịch?

(1) N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k)

(2) H2(k) + I2(k)  2HI(k)

(3) 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k)

(4) 2NO2(k)  N2O4(k)

  1. (1), (2), (3)
  2. (2), (3), (4)
  3. (1), (3), (4)
  4. (1), (2), (4)

Câu 6: Hằng số cân bằng KC của phản ứng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  1. Chất xúc tác
  2. Nồng độ
  3. Áp suất
  4. Nhiệt độ

Câu 7. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO(k) + H2O(k)  CO2(k) + H2(k)   H < 0

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

  1. (1), (2), (3)
  2. (2), (3), (4)
  3. (1), (2), (4)
  4. (1), (4), (5)

Câu 8. Cho các nhận xét sau:

  1. a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
  2. b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không tham gia phản ứng với nhau
  3. c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu
  4. d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi

Các nhận xét đúng là

  1. (a) và (d)
  2. (a) và (b)
  3. (b) và (c)
  4. (a) và (c)

Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng?

  1. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng lại được với nhau tạo thành chất đầu
  2. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu
  3. Phản ứng một chiều là phản ứng xảy ra không hoàn toàn
  4. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện

Câu 10. Cho phản ứng

2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k)

Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 mol/L và 2 mol/L. Khi cân bằng có 80% SO2 đã phản ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là

  1. 40
  2. 30
  3. 20
  4. 10

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bà, theo dõi nhận xét bài trên bảng.  

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chuẩn kiến thức:

+ Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện.

+ Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch, tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

+ Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng thuận nghịch Aa + Bb  Cc + dD là:

          KC =

KC chỉ phụ thuộc nhiệt độ và bản chất của phản ứng, không phụ thuộc nồng độ ban đầu của các chất.

Không biểu diễn nồng độ chất rắn trong biểu thức hằng số cân bằng.

+ Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. D

2. B

3. C

4. B

5. C

6. D

7. A

8. A

9. C

10. A

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Cho phản ứng: 2HI(g)  H2(g) + I2(g)

  1. a) Vẽ dạng đồ thị biểu diễn tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch theo thời gian
  2. b) Xác định thời điểm phản ứng trên bắt đầu đạt đến trạng thái cân bằng

Bài 2. Ammonia (NH3) được điều chế bằng phản ứng sau: N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g)

Ở t oC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là:

[N2] = 0,45 M; [H2] = 0,14 m; [NH3] = 0,62 M

Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên tại t oC.

Bài 3. Cho các cân bằng sau:

CaCO3(s)  CaO(s) + CO2(g)           = 176 kJ  (1)

2SO2(g) + O2(g)  2SO3(g)            = - 198 kJ  (2)  

Nếu tăng nhiệt độ, các cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích

Bài 4. Ester là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, một số ester được sử dụng làm chất tạo mùi thơm cho các loại bánh, thực phẩm. Phản ứng điều chế ester là một phản ứng thuận nghịch:

CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O

Hãy cho biết cân bằng chuyển dịch theo chiều nào nếu

  1. a) Tăng nồng độ của C2H5OH
  2. b) Giảm nồng độ của CH3COOC2H5

Bài 5. Trong cơ thể người, hemoglobin (Hb) kết hợp oxygen theo phản ứng thuận nghịch được biểu diễn đơn giản như sau:

Hb + O2  HbO2

 Ở phổi, nồng độ oxygen lớn nên cân bằng trên chuyển dịch sang phải, hemoglobin kết hợp với oxygen. Khi đến các mô, nồng độ oxygen thấp, cân bằng trên chuyển dịch sang trái, giải phóng oxygen. Nếu thiếu oxygen ở não, con người có thể bị đau đầu, chóng mặt.

  1. a) Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, em hãy đề xuất biện pháp để oxygen lên não được nhiều hơn?
  2. b) Khi lên núi cao, một số người cũng gặp hiện tượng bị đau đầu, chóng mặt. Dựa vào cân bằng trên, em hãy giải thích hiện tượng này.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1.

Bài 2.

Bài 3.

 Nếu tăng nhiệt độ, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, túc là theo chiều thu nhiệt. Mặt khác,  > 0, chiều thuận là chiều thu nhiệt, vì vậy nếu tăng nhiệt độ, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.

 Nếu tăng nhiệt độ, cân bằng (2) chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều thu nhiệt. Mặt khác  < 0, chiều thuận là chiều tỏa nhiệt, vì vậy nếu tăng nhiệt độ cân bằng (2) chuyển dịch theo chiều nghịch.

Bài 4.

  1. a) Nếu tăng nồng độ của C2H5OH, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của C2H5OH, tức là theo chiều thuận.
  2. b) Nếu giảm nồng độ của CH3COOC2H5, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ của CH3COOC2H5, tức là theo chiều thuận.

Bài 5.

  1. a) Để oxygen lên não được nhiều hơn thì nồng độ của dạng HbO2 cần phải lớn. Để nồng độ HbO2 lớn cần tăng nồng độ oxygen trong phổi để cân bằng trên chuyển dịch sang phải. Muốn vậy cần hít sâu để nồng độ oxygen trong phổi cao hơn.
  2. b) Nguyên nhân là ở trên núi cao, áp suất riêng phần của oxygen giảm, theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng thì cân bằng trên sẽ chuyển dịch sang trái, gây ra sự thiếu oxygen trong các mô.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Làm bài tập trong SBT.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước.

 

Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức, giáo án word hóa học 11 sách kết nối, tải giáo án hóa học 11 KNTT, GA hóa học 11 kết nối 2023

Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay