Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời Bài 10: Base

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Base. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 8 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 2. MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ. THANG pH

BÀI 10. BASE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Dung dịch base làm quỳ tím chuyển màu

  1. Đỏ
  2. Xanh
  3. Trắng
  4. Vàng

Câu 2: Dung dịch base làm phenolphtalein chuyển màu

  1. Xanh
  2. Tím
  3. Hồng
  4. Đen

Câu 3: Công thức phân tử của base gồm

  1. Một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH-
  2. Một nguyên tử phi kim liên kết với một hay nhiều nhóm OH-
  3. Một nguyên tử kim loại kiên kết với một nhóm OH-
  4. Một nguyên tử phi kim liên kết với một nhóm OH-

Câu 4: Ca(OH)2 dùng để

  1. Khử chua đất trồng trọt
  2. Khử độc chất thải sinh hoạt
  3. Xử lí nước thải sinh hoạt
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Dựa vào tính tan trong nước, base được chia làm bao nhiêu loại?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 6: Khi tan trong nước, base sẽ tạo ra ion gì?

  1. Ion Br-
  2. Ion H+
  3. Ion Cl-
  4. Ion OH-

 

Câu 7: Các base tan như KOH, NaOH, Ba(OH)2,… tan trong nước tạo thành dung dịch gì?

  1. Dung dịch acid.
  2. Dung dịch muối.
  3. Dung dịch kiềm.
  4. Dung dịch bão hòa.

Câu 8: Phản ứng của base và acid được gọi là

  1. Phản ứng thế
  2. Phản ứng phân hủy
  3. Phản ứng polime hóa
  4. Phân ứng trung hòa

Câu 9: Sản phẩm của phản ứng trung hòa là

  1. Muối và khí hydrogen
  2. Muối và khí carbon dioxide
  3. Muối và nước.
  4. Muối và acid.

Câu 10: Đâu không phải vai trò của sodium hydroxide trong đời sống?

  1. Sản xuất xà phòng.
  2. Sản xuất chất tẩy rửa.
  3. Sản xuất kim cương nhân tạo.
  4. Sản xuất bột giặt.

Câu 11: Tên gọi của NaOH

  1. Sodium oxide
  2. Sodium hydroxide
  3. Sodium(II) hydroxide
  4. Sodium hidrua

Câu 12: Chất nào sau đây là base?

  1. H2SO4
  2. NaCl
  3. Ba(OH)2
  4. MgSO4

Câu 13: Công thức hóa học của iron (III) hydroxide là

  1. Fe(OH)2
  2. Fe2O3
  3. Fe(OH)3
  4. FeO

Câu 14: Dựa vào tính tan trong nước, base được chia thành

  1. Base tan được trong nước và base không tan trong nước
  2. Base tan được trong nước, kiềm và base không tan trong nước
  3. Tất cả base đều tan trong nước
  4. Không thể phân loại được base do số lượng của base quá lớn

Câu 15: Tìm phát biểu đúng

  1. Base là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại.
  2. Acid là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nhóm OH-.
  3. Base hay còn gọi là kiềm.
  4. Chỉ có base tan mới gọi là kiềm.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho vài giọt dung dịch Phenolphtalein không màu vào dung dịch NaOH. Hiện tượng xảy ra là

  1. Dung dịch không đổi màu.
  2. Dung dịch chuyển màu xanh.
  3. Xuất hiện kết tủa trắng.
  4. Dung dịch chuyển màu hồng.

Câu 2: Công thức hóa học của base tương ứng với các oxide K2O, MgO, BaO, Fe2O3 lần lượt là

  1. KOH, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)3
  2. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2
  3. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3
  4. K(OH)2, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)2

 

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trung hòa

  1. Al + 3HCl → 2AlCl3 + 3H2
  2. NaOH + HCl → NaCl + H2O
  3. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
  4. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Câu 4: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

  1. KOH, BaCl2, H2SO4, NaOH
  2. NaOH, K2SO4, NaCl, KOH
  3. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
  4. KOH, Ba(NO3)2, HCl, NaOH

Câu 5: NaOH rắn có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dùng làm khô một số chất. NaOH dùng để làm khô khí ẩm nào sau đây?

  1. H2
  2. H2.
  3. HCl
  4. SO2

 

Câu 6: Al(OH) có tên gọi là

  1. Aluminium hydroxide
  2. Sodium hydroxit
  3. Potassium hydroxide
  4. Aluminium sulfide

Câu 7: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

  1. Dung dịch HCl
  2. Dung dịch MgCl2
  3. Dung dịch Ca(OH)2
  4. Dung dịch H2SO4

 

3. VẬN DỤNG ( 5 câu)

Câu 1: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng

  1. Làm quỳ tím hoá xanh.
  2. Làm quỳ tím hoá đỏ.
  3. Phản ứng được với manessium giải phóng khí hydrogen.
  4. Không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 2: Trung hòa 200 gam dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là

  1. 200 gam
  2. 300 gam
  3. 400 gam
  4. 500 gam

Câu 3: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hòa hết 300ml dung dịch HCl 1M?

  1. 100 ml
  2. 200 ml
  3. 300 ml
  4. 400 ml

Câu 4: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hòa 300 ml dung dịch A chứa H2SO4 0,75M

  1. 300 ml
  2. 400 ml
  3. 500 ml
  4. 600 ml

Câu 5: Khử 16 gam Fe2Obằng CO dư, sản phẩm khí thu được cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  1. 10 g
  2. 20 g
  3. 30 g
  4. 40 g

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Để trung hòa 10 ml dung dịch hỗn hợp acid gồm H2SO4 và HCl cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100ml dung dịch acid đem trung hòa một lượng xút vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2 gam muối khan. Nồng độ mol/l của acid HCl trong dung dịch ban đầu là

  1. 0,8 M
  2. 0,7 M
  3. 0,6 M
  4. 0,5 M

Câu 2: Cho 44,78 gam hỗn hợp A gồm KOH và Ba(OH)vào 400 gam dung dịch HCl vừa đủ, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 56,065 gam hỗn hợp muối. Nồng độ phần trăm của BaCl2 trong dung dịch X là

  1. 10%
  2. 9,64%
  3. 8,42%
  4. 7,25%

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay