Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 8 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 4. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đâu là phát biểu của định luật bảo toàn khối lượng?

  1. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
  2. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất khí bằng tổng khối lượng của các chất rắn
  3. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất khí bằng tổng khối lượng của các chất lỏng
  4. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất lỏng bằng tổng khối lượng của các chất rắn

Câu 2: Trong các phản ứng hóa học, các chất __________ được viết bên trái trước kí hiệu “ ”

  1. Phản ứng
  2. Sản phẩm
  3. Ở trạng thái rắn
  4. Ở trạng thái khí

Câu 3: Trong các phản ứng hóa học, các chất __________ được viết bên phải sau kí hiệu “ ”

  1. Phản ứng
  2. Sản phẩm
  3. Ở trạng thái rắn
  4. Ở trạng thái khí

Câu 4: Khi chuyển từ sơ đồ phản ứng thành phương trình hóa học, cần chú ý

  1. Viết đúng công thức hóa học cho tất cả các chất
  2. Sắp xếp theo đúng vị trí công thức hóa học của chất phản ứng và sản phẩm
  3. Liên kết các công thức hóa học bằng dấu + và kí hiệu để được một phương trình hóa học hoàn chỉnh
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa học bằng

  1. Công thức hóa học của các chất tham gia
  2. Công thức hóa học của các chất sản phẩm
  3. Công thức hóa học của các chất tham gia và chất sản phẩm
  4. Công thức hóa học của một chất bất kì

Câu 6: Một phương trình hóa học được xem là cân bằng khi nó thỏa mãn định luật bảo toàn khối lượng, tức là

  1. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phương trình phải bằng nhau
  2. Thể tích của mỗi nguyên tố ở hai vế phương trình phải bằng nhau
  3. Khối lượng riêng của mỗi nguyên tố ở hai vế phương trình phải bằng nhau
  4. Cả A, B, C

Câu 7: Để lập phương trình hóa học, ta tiến hành qua bao nhiêu bước?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 8: Các bước lập phương trình hóa học là
A. Viết sơ đồ phản ứng

  1. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
  2. Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh
  3. Cả A, B, C

Câu 9: Phương trình hóa học cho biết

  1. Tỉ lệ về khối lượng của các phân tử phản ứng
  2. Tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng
  3. Tỉ lệ về thể tích của các chất trong phản ứng
  4. Tỉ lệ về khối lượng riêng của các chất trong phản ứng

Câu 10: Tỉ lệ trong cân bằng hóa học

  1. Đúng với tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình
  2. Lớn hơn tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình
  3. Nhỏ hơn tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình
  4. Có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn tỉ lệ hệ số mỗi chất dựa vào các phương trình cụ thể

Câu 11: Trong các bước lập phương trình hóa học, không có bước

  1. A. Viết sơ đồ phản ứng
  2. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
  3. Cân chính xác khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm
  4. Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh

Câu 12: Khi cân bằng, ta không được thay đổi

  1. Khối lượng của các chất
  2. Thể tích của các chất
  3. Trạng thái của các chất
  4. Chỉ số trong những công thức hóa học đã viết đúng

Câu 13: Nếu trong công thức hóa học có nhóm nguyên tử, ta

  1. Xem cả nhóm như một đơn vị để cân bằng
  2. Tách riêng từng nguyên tử trong nhóm
  3. Tăng thể tích của toàn bộ phân tử chứa nhóm đó
  4. Giảm thể tích của toàn bộ phân tử chứa nhóm đó

Câu 14: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”. Đây là phát biểu của

  1. Định luật bảo toàn nguyên tố
  2. Định luật bảo toàn khối lượng
  3. Định luật tăng giảm khối lượng
  4. Định luật về khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng hóa học

Câu 15: _________biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học của các chất tham gia và sản phẩm

  1. Công thức hóa học
  2. Định luật bảo toàn khối lượng
  3. Định luật bảo toàn thể tích
  4. Phương trình hóa học

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Dựa vào hình vẽ sau để trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 7

Câu 1: Chất phản ứng trong hình trên là

  1. H2
  2. Cl2
  3. H2 và Cl2
  4. HCl

Câu 2: Chất nào sau đây không phải là chất tham gia

  1. H2
  2. Cl2
  3. H2O
  4. Cả A và B

Câu 3: Sản phẩm tạo ra là

  1. H2
  2. Cl2
  3. H2 và Cl2
  4. HCl

Câu 4: Trước phản ứng, có bao nhiêu nguyên tử H?

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 5: Trước phản ứng, có bao nhiêu nguyên tử Cl?

  1. 6
  2. 4
  3. 2
  4. 0

Câu 6: Sau phản ứng, số phân tử HCl là

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 7: Sơ đồ phản ứng trên đã cân bằng chưa, vì sao?

  1. Đã cân bằng vì cả chất tham gia và sản phẩm đều có H và Cl
  2. Đã cân bằng vì khối lượng của chất tham gia bằng với khối lượng sản phẩm
  3. Chưa cân bằng vì số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế của phương trình không bằng nhau
  4. Không thể xác định

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau

Na + O2 - -  Na2O

Phương trình hóa học của phản ứng là

  1. Na + O2 - - Na2O
  2. Na + O2 Na2O
  3. 4Na + O2 2Na2O
  4. 2Na + O2 Na2O

Câu 2: Tỉ lệ số nguyên tử và số phân tử của các chất trong phương trình ở câu 1 là

  1. 0 nguyên tử Na : 1 phân tử O2 : 1 phân tử Na2O
  2. 1 nguyên tử Na : 1 phân tử O2 : 1 phân tử Na2O
  3. 4 nguyên tử Na : 1 phân tử O2 : 2 phân tử Na2O
  4. 2 nguyên tử Na : 1 phân tử O2 : 1 phân tử Na2O

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau

Na2CO3 + Ba(OH)2 - -  NaOH + BaCO3

Phương trình hóa học của phản ứng trên là

  1. Na2CO3 + Ba(OH)2 NaOH + BaCO3
  2. Na2CO3 + Ba(OH)2 - - NaOH + BaCO3
  3. Na2CO3 + 2Ba(OH)2 3NaOH + 4BaCO3
  4. Na2CO3 + Ba(OH)2 2NaOH + BaCO3

Câu 4: Cho phương trình hóa học sau

4P + 5O2  2P2O5

Tỉ lệ về số nguyên tử và số phân tử trong phương trình hóa học trên là

  1. 4 phân tử P : 5 phân tử O2 : 2 phân tử P2O5
  2. 4 nguyên tử P : 5 phân tử O2 : 2 phân tử P2O5
  3. 4 nguyên tử P : 10 nguyên tử O : 2 nguyên tử P2O5
  4. 4 phân tử P : 10 nguyên tử O : 2 nguyên tử P2O5

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau

Fe + O2 - -  Fe3O4

Phương trình hóa học của sơ đồ phản ứng trên là

  1. 3Fe + 2O2 Fe3O4
  2. 8Fe + 6O2 - - 4Fe3O4
  3. 6Fe + 4O2 - - Fe3O4
  4. 3Fe + 3O2 - - Fe3O4

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau

(1) Khi chuyển từ sơ đồ phản ứng thành phương trình hóa học, ta chỉ cần viết đúng công thức hóa học của các chất, sau đó phương trình sẽ tự cân bằng

(2) Chất phản ứng và sản phẩm có thể đứng ở bất kì vị trí nào trong phương trình hóa học

(3) Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học của các chất tham gia và chất sản phẩm

(4) Phương trình được xem là cân bằng khi số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế của phương trình phải bằng nhau

Số phát biểu không đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Phản ứng giữa đinh sắt (iron, Fe) và dung dịch sulfuric acid (H2SO4) tạo ra iron(II) sulfate (FeSO4) và khí hydrogen (H2) có phương trình hóa học là

  1. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
  2. FeSO4 + H2 Fe + H2SO4
  3. Fe FeSO4 + H2
  4. H2SO4 FeSO4

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay