Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời Bài 3: Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 8 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌCBÀI 3. PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ
NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Phản ứng hóa học là quá trình
- Khi một chất bị biến đổi hóa học sẽ có chất mới được tạo thành
- Khi một chất bị biến đổi hóa học nhưng không có chất mới được tạo thành
- Khi một chất bị biến đổi vật lí sẽ có chất mới được tạo thành
- Khi một chất bị biến đổi vật lí nhưng không có chất mới được tạo thành
Câu 2: Chất tham gia được gọi là
- Chất khí
- Chất đầu
- Sản phẩm
- Chất kết tinh
Câu 3: Chất mới tạo thành gọi là
- Chất khí
- Chất đầu
- Sản phẩm
- Chất kết tinh
Câu 4: Khi các chất có phản ứng thì chính là
- Các hạt phản ứng với nhau
- Các phân tử phản ứng với nhau
- Các nguyên tử phản ứng với nhau
- Các nguyên tố phản ứng với nhau
Câu 5: Trong phản ứng hóa học, chỉ có
- Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi
- Khối lượng các chất thay đổi
- Thể tích của các chất thay đổi
- Cả A, B, C
Câu 6: Dấu hiệu khi có phản ứng hóa học xảy ra là
- Xuất hiện chất khí, chất kết tủa
- Thay đổi màu sắc, mùi
- Phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng
- Cả A, B, C
Câu 7: Phản ứng hóa học có thể diễn ra ở
- Trong phòng thực hành
- Trong các hoạt động hàng ngày
- Trong cơ thể người
- Cả A, B, C
Câu 8: Trong một phản ứng hóa học, luôn có sự thay đổi
- Khối lượng
- Năng lượng
- Thể tích
- Trạng thái của chất
Câu 9: Năng lượng có thể tỏa ra hoặc nhận vào, thường dưới dạng
- Nhiệt
- Rắn
- Lỏng
- Khí
Câu 10: Phản ứng hóa học thường được chia thành
- Phản ứng làm tăng khối lượng và phản ứng làm giảm khối lượng
- Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt
- Phản ứng tỏa nhiệt và làm tăng khối lượng sản phẩm
- Phản ứng tỏa nhiệt và làm giảm khối lượng sản phẩm
Câu 11: Phản ứng tỏa nhiệt là
- Phản ứng có sự thay đổi về thể tích các chất
- Phản ứng có sự giải phóng năng lượng ra môi trường bên ngoài
- Phản ứng hấp thụ năng lượng từ môi trường xung quanh
- Tất cả các phản ứng hóa học xảy ra đều là phản ứng tỏa nhiệt
Câu 12: Phản ứng thu nhiệt là
- Phản ứng có sự thay đổi về thể tích các chất
- Phản ứng có sự giải phóng năng lượng ra môi trường bên ngoài
- Phản ứng hấp thụ năng lượng từ môi trường xung quanh
- Tất cả các phản ứng hóa học xảy ra đều là phản ứng tỏa nhiệt
Câu 13: Ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt là
- Tạo ra năng lượng nhiệt phục vụ cho việc nấu nướng, sưởi ấm,…
- Làm nguyên liệu trong sản xuất thực phẩm chức năng
- Làm các loại thuốc nhuộm tóc
- Cả A, B, C
Câu 14: Những phản ứng tỏa nhiệt có thể được viết tổng quát thành
- Chất phản ứng + năng lượng → sản phẩm
- Chất phản ứng → sản phẩm + năng lượng
- Chất phản ứng → sản phẩm
- Sản phẩm + năng lượng → chất phản ứng
Câu 15: Những phản ứng thu nhiệt có thể được viết tổng quát thành
- Chất phản ứng + năng lượng → sản phẩm
- Chất phản ứng → sản phẩm + năng lượng
- Chất phản ứng → sản phẩm
- Sản phẩm + năng lượng → chất phản ứng
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Đâu là phản ứng hóa học?
- Xé giấy thành nhiều mảnh nhỏ
- Hơi nước trong không khí ngưng tụ thành mây
- Cho iron tác dụng với sulfur tạo thành iron (II) sulfur
- Cả A, B, C
Câu 2: Để tổng hợp được ammonia (nguyên liệu sản xuất phân đạm), người ta cho khí hydrogen phản ứng với khí nitrogen ở nhiệt độ thích hợp áp suất cao. Chất đầu của phản ứng là
- Ammonia
- Hydrogen
- Nitrogen
- Cả B và C
Câu 3: Trong phản ứng tổng hợp ammonia ở câu 2, sản phẩm của phản ứng là
- Ammonia
- Hydrogen
- Nitrogen
- Cả B và C
Câu 4: Cho hình sau
Trước phản ứng có những nguyên tử nào liên kết lại với nhau?
- Các nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử nitrogen
- Các nguyên tử nitrogen liên kết với các nguyên tử hydrogen
- Các nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, các nguyên tử nitrogen liên kết với nhau
- Các nguyên tử đều tồn tại độc lập, không có nguyên tử nào liên kết lại với nhau
Câu 5: Cho hình sau
Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra ứng với hình trên là
- Xuất hiện chất khí
- Xuất hiện chất kết tủa
- Phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng
- Không có phản ứng hóa học xảy ra
Câu 6: Cho hình sau
Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra ứng với hình trên là
- Thay đổi màu sắc
- Xuất hiện chất kết tủa
- Phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng
- Không có phản ứng hóa học xảy ra
Câu 7: Cho hình sau
Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra ứng với hình trên là
- Xuất hiện chất khí
- Xuất hiện chất kết tủa
- Phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng
- Không có phản ứng hóa học xảy ra
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Vì sao trong phản ứng hóa học, chất này lại có thể bị biến đổi thành chất khác?
- Vì trong phản ứng hóa học có sự phá vỡ liên kết cũ và hình thành liên kết mới dẫn đến việc chất này biến đổi thành chất khác
- Vì trong phản ứng hóa học có sự tăng khối lượng của các chất dẫn đến việc chất này biến đổi thành chất khác
- Vì trong phản ứng hóa học có sự giảm khối lượng của các chất dẫn đến việc chất này biến đổi thành chất khác
- Vì trong phản ứng hóa học có sự thay đổi thể tích của các chất dẫn đến việc chất này biến đổi thành chất khác
Câu 2: Sản xuất đá vôi được tiến hành qua 2 công đoạn chính
Công đoạn 1, đá vôi (thành phần chính là calcium carbonate) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau
Công đoạn 2, đá vôi đã được đập nhỏ được xếp vào lò nung nóng thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide thoát ra
Hãy cho biết ở công đoạn nào đã xảy ra phản ứng hóa học?
- Công đoạn 1
- Công đoạn 2
- Cả 2 công đoạn đều có phản ứng hóa học
- Không có phản ứng hóa học xảy ra trong cả 2 công đoạn
Câu 3: Khi cho đường kính vào nước khuấy lên thấy đường tan vào trong nước tạo thành dung dịch nước đường (giai đoạn 1). Đun dung dịch nước đường trên chảo, một lúc sau thấy có chất màu nâu đỏ xuất hiện, dần dần chuyển thành màu đen và có mùi khét (giai đoạn 2). Hãy cho biết giai đoạn nào đã xảy ra phản ứng hóa học?
- Cả 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1
- Giai đoạn 2
- Không xác định được
Câu 4: Trong các quá trình sau, quá trình không xảy ra phản ứng hóa học là
- Đường cháy thành than
- Cơm bị thiu
- Đinh sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ
- Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan
Câu 5: Trong các quá trình sau, quá trình có phản ứng hóa học xảy ra là
- Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh
- Dao bằng sắt lâu ngày bị gỉ
- Hòa tan đường vào nước
- Đèn tín hiệu chuyển từ màu đỏ sang màu xanh
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Cho các sự biến đổi sau đây
(1) Khí methane cháy sinh ra khí carbon dioxide và nước
(2) Cho nước vào tủ lạnh được nước đá
(3) Sự quang hợp của cây xanh
(4) Cô cạn nước muối được muối khan
Các sự biến đổi có xảy ra phản ứng hóa học là
- 1, 2, 3, 4
- 1, 3, 4
- 1, 3
- 2, 4
Câu 2: Cho các phát biểu sau
(1) Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxide
(2) Khi cho nhôm vào dung dịch chlohidric acid loãng thu được khí hydrogen
(3) Điện phân nước thu được oxygen và hydrogen
(4) Nước biển bay hơi thu được muối ăn
(5) Khí oxygen tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước
Số phát biểu trong đó có phản ứng hóa học xảy ra là
- 2
- 3
- 4
- 5
--------------- Còn tiếp ---------------