Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời Bài 12: Oxide

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Oxide. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2. MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ. THANG pH

BÀI 12. OXIDE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Oxide là

  1. Hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
  2. Hợp chất của ba nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
  3. Hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là hydrogen.
  4. Hợp chất của ba nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là hydrogen.

Câu 2: Oxide được chia thành

  1. Oxide acid và oxide base.
  2. Oxide acid, oxide base và oxide lưỡng tính.
  3. Oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.
  4. Oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính, oxide trung tính và oxide trung hòa.

Câu 3: Oxide bắt buộc phải có nguyên tố

  1. Halogen
  2. Hydrogen
  3. Sulfur
  4. Oxygen

Câu 4: Hợp chất nào sau đây không phải oxide?

  1. CO2
  2. SO2
  3. CuO
  4. CuS

Câu 5: Chất nào sau đây là oxide acid?

  1. Na2O
  2. CO2
  3. Al2O3
  4. CO

Câu 6: Chất nào sau đây là oxide?

  1. P2O5
  2. BaSO4
  3. NaOH
  4. HCl

 

Câu 7: Cách gọi tên oxide của phi kim nhiều hóa trị là

  1. (Tiền tố) Tên nguyên tố + (Tiền tố) oxide.
  2. Tên nguyên tố (tiền tố) + oxide ( tiền tố).
  3. Tên nguyên tố + oxide.
  4. Oxide + tên nguyên tố.

Câu 8: Oxide acid có tính chất

  1. Tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối và nước.
  2. Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước
  3. Vừa tác dụng được với dung dịch acid, vừa tác dụng được với dung dịch base thạo thành muối và nước
  4. Không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base.

Câu 9: Oxide base có tính chất

  1. Tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối và nước.
  2. Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước
  3. Vừa tác dụng được với dung dịch acid, vừa tác dụng được với dung dịch base thạo thành muối và nước
  4. Không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base.

Câu 10: Oxide trung tính có tính chất là

  1. Tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối và nước.
  2. Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  3. Vừa tác dụng được với dung dịch acid, vừa tác dụng được với dung dịch base thạo thành muối và nước
  4. Không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base.

Câu 11: Oxide lưỡng tính có tính chất là

  1. Tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối và nước.
  2. Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  3. Vừa tác dụng được với dung dịch acid, vừa tác dụng được với dung dịch base thạo thành muối và nước
  4. Không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base.

Câu 12: Cách gọi tên oxide của kim loại là

  1. Tên kim loại + oxide
  2. Tên kim loại ( hóa trị nếu kim loại nhiều hóa trị) + oxide
  3. Oxide + Tên kim loại
  4. Oxide + Tên kim loại (hóa trị nếu kim loại nhiều hóa trị)

Câu 13: Chất nào sau đây là oxide trung tính?

  1. Na2O
  2. CO2
  3. Al2O3
  4. CO

Câu 14: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?

  1. Na2O
  2. CO2
  3. Al2O3
  4. CO

Câu 15: Chất nào sau đây là oxide base?

  1. Na2O
  2. CO2
  3. Al2O3
  4. CO

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Dãy nào sau đây chỉ toàn oxide acid

  1. CO2, SO2, SO3, P2O5
  2. SO2, SO3,CaO, P2O5
  3. SO3,CaO, P2O5, CuO
  4. CaO, P2O5, CuO, CO2

 

Câu 2: Tên gọi của SO3 là

  1. Sulfur dioxide
  2. Sulfur trioxide
  3. Carbon dioxide
  4. Sulfur oxide

Câu 3: Tên gọi của P2O5

  1. Diphosphorus pentaoxide.
  2. Phosphorus oxide.
  3. Phosphorus dioxide.
  4. Pentaphosphorus dioxide.

Câu 4: Công thức hóa học của iron (II) oxide là

  1. Fe2O3
  2. Fe3O4
  3. FeO
  4. FeCl2

 

Câu 5: Công thức hóa học của Aluminium oxide là

  1. Al2O3
  2. Fe2O3
  3. Al(OH)3
  4. AlO

Câu 6: Dãy oxide tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm là

  1. CuO; CaO; K2O; Na2O
  2. CaO; Na2O; K2O; BaO
  3. Na2O; BaO; CuO; MnO
  4. MgO; Fe2O3; ZnO; PbO

Câu 7: Công thức hóa học của oxide tạo bởi N và oxi, trong đó N có hóa trị V là

  1. NO
  2. N2O
  3. N2O5
  4. N2O3

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Oxi hóa 5,6g Fe, thu được 8g oxide của iron. Công thức hóa học và tên gọi của oxide đó là

  1. FeO - iron (III) oxide
  2. Fe2O3 - iron (III) oxide
  3. FeO - iron oxide
  4. FeO - iron (II) oxide

Câu 2: Một hợp chất oxide của iron có thành phần về khối lượng nguyên tố iron so với oxygen là 7:3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là

  1. Fe2O3
  2. FeO
  3. Fe3O4
  4. Fe(OH)2

Câu 3: Trong hợp chất oxide của kim loại A hóa trị I thì oxygen chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là?

  1. Li
  2. Zn
  3. K
  4. Na

Câu 4: Đốt cháy 13,64 gam phosphorus trong khí oxygen thu được 31,24 gam hợp chất. Hợp chất thu được là

  1. P2O3
  2. P2O5
  3. PO2
  4. PO

Câu 5: Một hợp chất được tạo thành từ 19,2 gam Cu và 2,4 gam oxygen. Công thức của hợp chất là

  1. CuO
  2. CuO2
  3. Cu2O
  4. Cu2O2

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nung 2,5 g đá vôi, sản phẩm khí sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Tính nồng mol của Na2CO3 trong X biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

  1. 0,025M
  2. 0,0375M
  3. 0,045M
  4. 0,0525M

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxide kim loại hóa trị II cần dùng 30 gam dung dịch HCl 7,3%. Công thức của oxide đó là

  1. CaO
  2. CuO
  3. FeO
  4. ZnO

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay