Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời Bài 9: Acid

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Acid. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2. MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ. THANG pH

BÀI 9. ACID

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Acid là phân tử khi tan trong nước tạo ra ion

  1. OH-
  2. H+
  3. Ca2+
  4. Cl-

 

Câu 2: Dung dịch acid đổi màu quỳ tím sang

  1. Xanh
  2. Trắng
  3. Đỏ
  4. Đen

Câu 3: Công thức hóa học của sulfuric acid là

  1. H2SO3
  2. H2CO3
  3. HCl
  4. H2SO4

Câu 4: Công thức hóa học của hydrochloric acid là

  1. H2SO3
  2. H2CO3
  3. HCl
  4. H2SO4

Câu 5: Công thức của acetic acid là

  1. HCOOH
  2. CH3COOH
  3. C2H5COOH
  4. C3H6COOH

Câu 6: Đâu không phải là acid?

  1. HCl
  2. H2S
  3. HNO3
  4. Fe

Câu 7: Sản phẩm của một số kim loại khi tác dụng với dung dịch acid là

  1. Muối và khí hydrogen.
  2. Muối và nước.
  3. Nước và khí hydrogen.
  4. Kim loại mới và acid mới.

Câu 8: Khí cho một mảnh iron (Fe) vào hydrochloric acid, ta thật sủi bọt khí. Đó là khí

  1. Carbon dioxide.

Câu 9: Đâu không phải ứng dụng của sulfuric acid?

  1. Sản xuất phẩm nhuộm.
  2. Sản xuất giấy, tơ sợi.
  3. Sản xuất chất chất tẩy rửa.
  4. Sản xuất thực phẩm.

Câu 10: Acetic acid được dùng để

  1. Chế tạo dược phẩm
  2. Pha chế giấm ăn
  3. Sản xuất phẩm nhuộm
  4. Cả A, B, C

Câu 11: Đâu không phải ứng dụng của acetic acid

  1. Khử chua đất
  2. Chế tạo dược phẩm
  3. Sản xuất tơ nhân tạo
  4. Sản xuất thuốc diệt côn trùng

Câu 12: Quỳ tím là

  1. Chất khí
  2. Chất chỉ thị màu dùng để nhận biết dung dịch acid
  3. Chất phản ứng với dung dịch acid sẽ tạo ra muối và khí hydrogen
  4. Chất làm tăng nồng độ của acid

Câu 13: Acid là

  1. Những hợp chất mà trong phân tử có một hay nhiều nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid
  2. Những hợp chất mà trong phân tử có một hay nhiều nguyên tử carbon liên kết với gốc acid
  3. Những hợp chất mà trong phân tử có một hay nhiều nguyên tử chlorine liên kết với gốc acid
  4. Những hợp chất mà trong phân tử có một hay nhiều nguyên tử oxygen liên kết với gốc acid

Câu 14: Acid HNO3 có tên gọi là

  1. Hydrochloric acid
  2. Hydrosulfuric acid
  3. Nitric acid
  4. Phosphoric acid

Câu 15: Kim loại không phản ứng với dung dịch hydrochloric acid là

  1. Cu
  2. Ag
  3. Au
  4. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Khi nhỏ vài giọt chanh vào quỳ tím, ta thấy quỳ tím dần chuyển sang màu đỏ nhạt. Điều đó chứng tỏ

  1. Nước chanh có chứa acid
  2. Nước làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
  3. Quỳ tím tự chuyển màu khi tiếp xúc với nước
  4. Không thể kết luận được

Câu 2: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SOloãng là

  1. Fe, Cu, Mg.
  2. Zn, Fe, Cu.
  3. Zn, Fe, Al.
  4. Fe, Zn, Ag

Câu 3: Trong cơ thể người hydrochloric acid có mặt ở cơ quan nào?

  1. Não
  2. Xương
  3. Dạ dày
  4. Ruột non.

Câu 4: Phương trình hóa học khi cho dung dịch HCl tác dụng với kim loại Al là

  1. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
  2. Al + 2HCl → 3AlCl2 + 4H2
  3. 4Al + 3HCl → 2AlCl3 + H2O
  4. Al + HCl → AlCl2 + H2O

Câu 5: Cho zinc tác dụng với hydrochloric acid. Giả sử phản ứng xảy ra vừa đủ, sản phẩm của phản ứng là

  1. ZnCl3 và H2
  2. ZnCl2 và H2
  3. BaSO4 và H2
  4. BaSO4 và O2

Câu 6: Cho 6,5g zinc tác dụng với hydrochloric acid. Giả sử phản ứng xảy ra vừa đủ, khối lượng chất khí tạo ra là

  1. 12,4g
  2. 2,4g
  3. 13,6g
  4. 0,2g

Câu 7: Vì sao có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh?

  1. Vì trong giấm ăn và chanh có tính acid, có thể loại bỏ các chất cặn bã đó.
  2. Vì giấm ăn và chanh có tính ăn mòn cao nên tẩy rửa rất tốt
  3. Vì giấm ăn và chanh có tác dụng khử khuẩn
  4. Vì giấm ăn và chanh tăng là chất độc, có thể loại bỏ các chất cặn bã đó.

3. VẬN DỤNG ( 5 câu)

Câu 1: Cho các nhận định sau

  • Acetic acid có ứng dụng trong sản xuất sợi poly, sơn, dược phẩm, thực phẩm.
  • Acetic acid có trong giấm ăn với nồng độ 30 - 40%
  • Acetic acid có vị ngọt đặc trưng
  • Acetic acid là một acid hữu cơ có rất nhiều ứng dụng.
  • Acetic acid là chất lỏng không màu

Số nhận định đúng khi nói về acetic acid là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Lấy 200 ml dung dịch BaCl2 0,6M tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được m gam kết tủa BaSO4. Giá trị của m là

  1. 30,4 gam
  2. 25,8 gam
  3. 27,96 gam
  4. 29,25 gam

Câu 3: Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là

  1. 26,3 gam
  2. 40,5 gam
  3. 19,2 gam
  4. 22,8 gam

 

Câu 4: Cho 5,6g iron tác dụng với 10,95g hydrochloric acid, sau phản ứng khối lượng khí hydrogen thu được là

  1. 0,2 gam
  2. 0,1 gam
  3. 0,01 gam
  4. 0,05 gam

 

Câu 5: Cho 1,08g kim loại Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84g một muối khan duy nhất. Vậy kim loại Z là

  1. Niken
  2. Calcium
  3. Aluminium
  4. Iron

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy trong bình phản ứng còn 1,5g chất rắn và thu được 4,958 lit H2 (đkc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

  1. 60%
  2. 40%
  3. 38,57%
  4. 20%

 --------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay