Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Khi biên độ dao động của sóng âm càng lớn, âm phát ra sẽ như thế nào?
A. Âm càng lớn.
B. Âm càng nhỏ.
C. Âm càng cao.
D. Âm càng trầm.
Câu 2: Để giảm ô nhiễm tiếng ồn trong các thành phố, biện pháp nào dưới đây có thể áp dụng?
A. Làm cho các công trình xây dựng thêm ồn ào.
B. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông cũ.
C. Loại bỏ tất cả các phương tiện giao thông.
D. Xây dựng tường chắn âm và cây xanh.
Câu 3: Tần số âm mà tai người có thể nghe được trong khoảng từ bao nhiêu Hz?
A. 10 Hz đến 10 000 Hz
B. 0 Hz đến 20 000 Hz
C. 20 Hz đến 20 000 Hz
D. 50 Hz đến 50 000 Hz
Câu 4: Nguồn âm là gì?
A. Là vật phát ra ánh sáng.
B. Là vật phát ra sóng điện từ.
C. Là nguồn phát ra âm và có các dao động.
D. Là vật chỉ phát ra sóng điện.
Câu 5: Khi nào âm phản xạ được gọi là tiếng vang?
A. Khi âm phản xạ được nghe thấy ngay lập tức.
B. Khi âm phản xạ đến tai chậm hơn âm trực tiếp hơn 1/15 giây.
C. Khi âm phản xạ không bị mất đi.
D. Khi âm phản xạ chỉ có một lần nghe thấy.
Câu 6: Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?
A. Môi trường không khí loãng.
B. Môi trường không khí.
C. Môi trường nước nguyên chất.
D. Môi trường chất rắn.
Câu 7: Vật liệu nào dưới đây có khả năng phản xạ âm tốt nhất?
A. Vật liệu mềm, xốp
B. Vật liệu có bề mặt sần sùi
C. Vật liệu cứng và có bề mặt nhẵn
D. Vật liệu có bề mặt gồ ghề
Câu 8: Biên độ dao động của nguồn âm ảnh hưởng đến yếu tố nào của âm thanh?
A. Độ cao của âm
B. Độ to của âm
C. Tần số của âm
D. Vị trí của âm
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz.
B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz.
C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz.
D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.
Câu 10: Âm thanh không truyền được trong chân không vì
A. chân không không có trọng lượng.
B. chân không không có vật chất.
C. chân không là môi trường trong suốt.
D. chân không không đặt được nguồn âm.
Câu 11: Chọn nhận định đúng về tiếng ồn.
A. Tiếng ồn không gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của con người.
B. Tiếng ồn có thể gây tổn hại đến các cơ quan thính giác.
C. Tiếng ồn chỉ gây ảnh hưởng khi có tần số rất cao.
D. Tiếng ồn chỉ có thể phát sinh trong các khu vực công nghiệp.
Câu 12: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?
A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.
D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
Câu 13: Ở một số thành phố lớn, người ta quy định các phương tiện đi lại như xe máy, xe ô tô không được bóp còi khi đi qua những nơi như bệnh viện, trường học. Quy định này nhằm mục đích gì?
A. Chống ô nhiễm tiếng ồn.
B. Giảm tai nạn giao thông.
C. Giảm ô nhiễm do khí thải của các loại xe.
D. Tiết kiệm ngân sách
Câu 14: Âm phản xạ có
A. độ to nhỏ hơn âm tới.
B. độ to bằng âm tới.
C. độ to lớn hơn âm tới.
D. độ to bằng hoặc nhỏ hơn âm tới tùy thuộc vào môi trường truyền âm.
Câu 15: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?
A. Màng loa.
B. Thùng loa.
C. Dây loa.
D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về sóng âm và các môi trường truyền âm?
a) Âm thanh truyền chậm nhất trong chất khí.
b) Tất cả các vật liệu đều truyền âm tốt như nhau.
c) Âm thanh truyền nhanh nhất trong chất rắn.
d) Tiếng vang là hiện tượng âm phản xạ đến tai ta cách âm trực tiếp một khoảng thời gian đủ lớn.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về độ to và biên độ của âm?
a) Khi ta tăng cường độ âm của một chiếc loa, biên độ dao động của màng loa cũng tăng lên.
b) Tiếng nói thầm thường có biên độ dao động nhỏ hơn so với tiếng hét.
c) Tất cả các âm thanh đều có cùng một độ to.
d) Biên độ dao động không ảnh hưởng đến cảm giác nghe của chúng ta.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................