Trắc nghiệm vật lí 7 kết nối tri thức Bài 8: tốc độ chuyển động

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: tốc độ chuyển động. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG III: TỐC ĐỘ

BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG

TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)

Câu 1: Thương số s/t đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là?

A. Chuyển động

B. Tốc độ

C. Quãng đường

D. Thời gian

Câu 2: Tốc độ bằng thương số?

A. (Quãng đường đi được)/(Thời gian đi quãng đường đó)

B. (Quãng đường đi được)/(Thời gian ở điểm đi)

C. (Quãng đường không đi được)/(Thời gian đi quãng đường đó)

D. (Thời gian đi quãng đường đó)/(Quãng đường đi được)

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào dấu “...”.

Nếu quãng đường đi được là s, thời gian đi là t thì quãng đường đi được trong...là v=s/t

A. một đơn vị phút

B. một thời gian

C. một đơn vị thời gian

D. một số thời gian

Câu 4: Tốc độ chuyển động đặc trưng cho tính chất gì của chuyển động

A. sự lâu, chậm của chuyển động

B. sự nhanh, chậm của chuyển động

C. sự khác biệt của chuyển động

D. sự dài, rộng của chuyển động

Câu 5: Tốc độ chuyển động được gọi tắt là?

Đây được gọi là tính chất gì

A. Tốc cao

B. Tốc chuyển

C. Độ động

D. Tốc độ

Câu 6: Các đơn vị đo tốc độ thường dùng là?

A. Mét trên giây

B. Kilomet trên giờ

C. A và B

D. Tốc độ không có đơn vị

Câu 7: Các đơn vị đo độ dài thường dùng là?

A. Kilomet trên giờ

B. Mét (m); kilômét (km)

C. số không

D. Độ dài không có đơn vị

Câu 8: Các đơn vị đo thời gian thường dùng là?

A. Giây (s); giờ (h)

B. Mét (m)

C. kilômét (km)

D. Thời gian không có đơn vị

Câu 9: Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường?

A. là một số nguyên

B. thay đổi

C. không thay đổi

D. là một số âm

Câu 10: Trong hệ đô lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là?

A. m/s

B. m/h

C. km/h

D. A và C

Câu 11: Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị gì?

A. đơn vị đo độ dài

B. đơn vị đo thời gian

C. A và B

D. Không phụ thuộc

Câu 12: Ta thường kí hiệu quãng đường đi được là gì?

A. s

B. v

C. t

D. f

Câu 13: Thời gian thường được kí hiệu là?

A. v

B. t

C.-v

D. s

Câu 14: Tốc độ chuyển động thường được kí hiệu là?

A. v

B. t

C.-v

D. s

Câu 15: Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường thay đổi nên đại lượng v=s/t còn được gọi một cách đầy đủ là?

A. Tốc độ trung bình của quãng đường

B. Tốc độ trung bình của thời gian

C. Tốc độ trung bình của chuyển động

D. Tốc độ

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...).

Tốc độ=⋯\/(Thời gian đi quãng đường đó)

A. Quãng đường đi được

B. Thời gian đi được

C. Quãng đường tại nhà

D. Quãng đường ban đầu

Câu 2: Trong công thức v=s/t. Nếu quãng đường đi được là s, v là tốc độ chuyển động. Hỏi t là gì?

A. Thời gian tại điểm bắt đầu đi

B. Thời gian tại điểm đi đến

C. Thời gian đi quãng đường v

D. Thời gian đi quãng đường s

Câu 3: Mối quan hệ giữa ba đại lượng quãng đường, tốc độ, thời gian là?

A. v=s.t

B. v=s/t

C. v=t/s

D. s=t/v

Câu 4: Đơn vị đo quãng đường là mét (m), đơn vị đo thời gian là giây (s). Vậy đơn vị đo tốc độ là?

A. m/s

B. km/h

C. km/s

D. m/h

Câu 5: Đơn vị đo quãng đường là kilômét (km), đơn vị đo thời gian là giờ (h). Vậy đơn vị đo tốc độ là?

A. m/s

B. km/h

C. km/s

D. m/h

Câu 6: Cho công thức v=s/t. Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức nào dưới đây?

A. t=v/s

B. v=t/s

C. t=s/v

D. v=1

Câu 7: Cho công thức v=s/t. Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức nào dưới đây?

A. t=v/s

B. s=v.t

C. v=t/s

D. v=1

Câu 8: Đơn vị đo quãng đường là kilômét (km), đơn vị đo tốc độ là kilômét (km/h). Vậy đơn vị đo thời gian là?

A. giờ (h)

B. giây (h)

C. giờ (s)

D. giờ (m)

Câu 9: Đơn vị đo thời gian là giờ (h), đơn vị đo tốc độ là kilômét (km/h). Vậy đơn vị đo quãng đường là?

A. mét (m)

B. mét (km)

C. kilômét (m)

D. kilômét (km)

Câu 10: Đơn vị đo thời gian là giây (s), đơn vị đo tốc độ là mét trên giây (m/s). Vậy đơn vị đo quãng đường là?

A. mét (m)

B. mét (km)

C. kilômét (m)

D. kilômét (km)

Câu 11: Đơn vị đo quãng đường là mét (m), đơn vị đo tốc độ là mét trên giây (m/s). Vậy đơn vị đo thời gian là?

A. giờ (h)

B. giây (h)

C. giây (s)

D. giờ (m)

Câu 12: 1 km/h bằng?

A. 1 km/h= 1/36  m/s

B. 1 km/h= 1/360  m/s

C. 1 km/h= 1/3,6 m/s

D. 1 km/h= 1/3,600  m/s

Câu 13: 1 m/s bằng?

A. 1 m/s = 3,6 km/h

B. 1 m/s = 36 km/h

C. 1 m/s = 360 km/h

D. 1 m/s = 3600 km/h

Câu 14: Lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi quãng đường đó ta có?

A. Quãng đường

B. Thời điểm

C. Thời gian

D. Tốc độ

Câu 15: Đơn vị quãng đường không thể là?

A. mét

B. giây giờ

C. kilômét

D. đềximét

3. VẬN DỤNG (15 câu)

Câu 1: Cho tốc độ con rùa bằng 0,055 m/s, tốc độ người đi bộ bằng 1,5 m/s. Kết luận nào dưới đây là chính xác?

A. Con rùa nhanh hơn người đi bộ

B. Người đi bộ chậm hơn con rùa

C. Con rùa chậm hơn người đi bộ

D. Con rùa và người đi bộ có tốc độ bằng nhau

Câu 2: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống?

…km/h=15 m/s

A. 36

B. 3,6

C. 360

D. 3600

Câu 3: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống?

…km/h=15 m/s

A. 57

B. 56

C. 54

D. 55

Câu 4: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống?

...m/s=45km/h

A. 15,2

B. 12

C. 15

D. 12,5

Câu 5: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống?

100 m/s=⋯km/h

A. 36

B. 360

C. 3,6

D. 3600

Câu 6: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống?

0,9 m/s=⋯km/h

A. 3,24

B. 3,25

C. 3,26

D. Số khác

Câu 7: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống?

11 m/s=⋯km/h

A. 0,375

B. 3,95

C. 37,5

D. 39,6

Câu 8: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống?

1,33 m/s=⋯km/h

A. 4,878

B. 4,778

C. 4,788

D. 4,888

Câu 9: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống?

0,899 m/s=⋯km/h

A. 3,204

B.  3,104

C. 3,140

D. 3,014 

Câu 10: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống?

1,25 m/s=⋯km/h

A. 3,4

B. 1,7

C. 9,4

D. 4,5

Câu 11: Xe oto đi quãng đường 124 km mất 4h. Tính tốc độ của xe oto?

A. 13 km/h

B. 12 km/h

C. 31 km/h

D. 21 km/h

Câu 12: Xe máy đi quãng đường 121 km mất 11h. Tính tốc độ của xe máy?

A. 10 km/h

B. 11 km/h

C. 12 km/h

D. 13 km/h

Câu 13: Người đi bộ đi quãng đường 32 km mất 4h. Tính tốc độ của người đi bộ?

A. 9 km/h

B. 5 km/h

C. 8 km/h

D. 4 km/h

Câu 14: Máy bay đi quãng đường 1815 km mất 15h. Tính tốc độ của máy bay?

A. 121 km/h

B. 122 km/h

C. 212 km/h

D. 211 km/h

Câu 15: Tàu hỏa đi quãng đường 720 km mất 12h. Tính tốc độ của xe oto?

A. 63 km/h

B. 62 km/h

C. 61 km/h

D. 60 km/h

4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)

Câu 1: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 km/h, của Đông là 72 m/phút. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Bạn An đi nhanh nhất

B. Bạn Bình đi nhanh nhất

C. Bạn Đông đi nhanh nhất

D. Ba bạn đi nhanh như nhau

Câu 2: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 phút đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là?

A. 14 km/h

B. 15 km/h

C. 7 km/h

D. 8 km/h

Câu 3: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 phút đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tổng thời gian bạn Linh đi hết quãng đường từ nhà tới trường là?

A. 0,5h

B. 20 phút

C. 40 phút

D. 1h

Câu 4: Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ của tàu hỏa trong 800 km đầu là 50 km/h, 80 km cuối đi với tốc độ 48 km/h. Tổng thời gian mà tàu hỏa đi hết quãng đường từ Hà Nội tới Hải Phòng là?

A. 16 giờ 40 phút

B. 17 giờ 60 phút

C. 17 giờ 40 phút

D. 14 giờ 70 phút

Câu 5: Nếu tàu hỏa khởi hành từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng, nghỉ 20 phút sau 800 km đầu rồi tiếp tục hành trình 80 km còn lại. Hỏi tàu hỏa đến Hải Phòng lúc mấy giờ?

A. 22h40

B. 23h00

C. 22h30

D. 23h20 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay