Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trong vỏ Trái Đất sẽ mang lại lợi ích gì?
A. Gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
B. Giảm chi phí sản xuất và thúc đẩy hiệu quả kinh tế.
C. Gây tác động tiêu cực đến môi trường và cản trở phát triển bền vững.
D. Làm tăng nguy cơ cạn kiệt một số loại khoáng sản quý hiếm.
Câu 2: Tại sao cần chú trọng việc khai thác đá vôi một cách bền vững?
A. Khai thác không kiểm soát sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường.
B. Gây ra ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng tại khu vực khai thác.
C. Khai thác quá mức làm giảm giá trị kinh tế của đá vôi.
D. Làm mất cân bằng hệ sinh thái địa phương.
Câu 3: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để tạo màu cho các sản phẩm gốm sứ?
A. Dùng nước màu từ phẩm nhuộm.
B. Áp dụng các hợp chất chứa kim loại để tạo màu.
C. Tận dụng màu từ nước ép rau củ tự nhiên.
D. Sử dụng bột màu công nghiệp pha chế.
Câu 4: Một nguyên tố phổ biến thứ tư trong lớp vỏ Trái Đất, tham gia vào cấu trúc hemoglobin giúp vận chuyển oxy và duy trì sự sống. Nguyên tử của nguyên tố này chứa 26 proton. Xét các phát biểu sau:
(1) Nguyên tử này có 26 neutron trong hạt nhân.
(2) Lớp vỏ nguyên tử chứa 26 electron.
(3) Điện tích hạt nhân của nguyên tử là +26.
(4) Khối lượng nguyên tử bằng 26 amu.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Xem xét các nhận định dưới đây:
(1) Nguyên tố kim loại chiếm phần trăm khối lượng Trái Đất lớn nhất là oxygen.
(2) Hai nguyên tố oxygen và silicon chiếm 1/2 khối lượng của lớp vỏ Trái Đất.
(3) Các nguồn nguyên liệu như kim loại, khoáng sản, … được khai thác sẽ đáp ứng cho sản xuất, xây dựng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
(4) Việc sử dụng vật liệu tái chế giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu lượng rác thải, bảo vệ môi trường.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Vì sao gạch, ngói sau khi nung xong có màu đỏ?
A. Do nhà sản xuất cho thêm phụ gia có màu đỏ.
B. Do đất sét còn chứa sắt nên khi nung xong sẽ tạo ra Fe2O3 (hematite) có màu đỏ.
C. Do nhiệt độ nung gạch, ngói quá cao.
D. Do đất sét có màu đỏ đặc trưng nên sau khi nung vẫn còn màu đỏ.
Câu 7: Silicon có tính dẫn điện thấp không tốt bằng sắt, đồng,.... Vì sao silicon có thể ứng dụng để làm linh kiện điện tử?
A. Vì khi nhiệt độ giảm, độ dẫn điện tăng lên rất nhiều.
B. Vì silicon có các hạt tải điện và có khả năng kiểm soát dòng điện thông qua nhiệt độ hay áp suất.
C. Vì silicon có các đặc điểm như một chất điện môi.
D. Vì silicon có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 8: Hợp kim nào sau đây có chứa silicon?
A. Gang.
B. Inox.
C. Thép.
D. Thép kĩ thuật điện.
Câu 9: Để khắc chữ trên thuỷ tinh người ta sử dụng
A. dung dịch HNO3.
B. dung dịch H3PO4.
C. dung dịch NaOH đặc.
D. dung dịch HF.
Câu 10: Vì sao vôi tôi có tác dụng khử chua đất trồng?
A. Ca(OH)2 tác dụng với base trong đất nên có thể khử chua cho đất.
B. Ca(OH)2 tác dụng với acid trong đất nên có thể khử chua cho đất.
C. Ca(OH)2 có thể bổ sung nguyên tố Ca cho đất nên tăng hàm lượng khoáng chất cho đất.
D. Ca(OH)2 ức chế hệ vi sinh vật gây tính chua cho đất.
Câu 11: Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật liệu có hình dạng khác nhau?
A. Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy.
C. Thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau.
D. Thủy tinh giòn, dễ vỡ.
Câu 12: Yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất để hình thành nhiên liệu hoá thạch
A. Áp suất đè nén.
B. sự phân huỷ hợp chất hữu cơ.
C. oxi hoá.
D. dẫn điện tốt.
Câu 13: Cho các nhận định sau:
(1) Nhiên liệu hoá thạch là nguồn tài nguyên vô hạn.
(2) Nhiên liệu hoá thạch được tạo ra từ quá trình núi lửa phun trào, dung nham nguội lại.
(3) Mất hàng triệu năm để các sinh vật phân rã biến thành nhiên liệu hoá thạch.
(4) Ưu điểm của năng lượng hóa thạch là có thể khai thác với khối lượng lớn, dễ vận chuyển.
(5) Hiện nay, tại Việt Nam các nhiên liệu hoá thạch bị khai thác dẫn đến cạn kiệt dần.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14: Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ. Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?
A. 2520 kJ.
B. 5 040 kJ.
C. 10 080 kJ.
D. 6 048 kJ.
Câu 15: Đốt cháy gỗ, than đá, dầu hỏa với cùng khối lượng, nhiên liệu nào giải phóng ra nhiều nhiệt nhất? Cho biết năng suất tỏa nhiệt (nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy 1 gam chất) của các nhiên liệu đó như sau:
- Gỗ: khoảng 15 – 20 kJ/g.
- Than đá: khoảng 20 – 30 kJ/g.
- Dầu hỏa: khoảng 42 – 45 kJ/g.
A. Gỗ.
B. Than đá
C. Dầu hoả.
D. Đều giải phóng lượng nhiệt như nhau.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đốt cháy 9 kg than đá chứa 20% tạp chất. Thể tích CO2 sinh ra ở đktc khi đốt loại than đá trên là V lít.
a) Khối lượng than có trong than đá trên là nhỏ hơn 7 kg.
b) Số mol C có trong than là 0,6 kmol.
c) Theo phương trình, số mol C trong than bằng tổng số mol CO2 sinh ra cộng với số mol O2.
d) Giá trị của V là lớn hơn 12 000 lít.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp khí gồm CH4 và H2 ở đktc thu được 16,2 gam H2O.
a) Thể tích của khí CH4 là 8,96 lít.
b) Phần trăm thể tích H2 là 80%.
c) Thể tích của khí CO2 là 22,4 lít.
d) Khối lượng của CH4 là 12,8 g.
Câu 3:............................................
............................................
............................................