Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Bài 26: Lipid và chất béo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 26: Lipid và chất béo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9. LYPID-CARBONHYDRATE-PROTEIN-POLYMER

BÀI 26. LIPID VÀ CHẤT BÉO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tính chất vật lý của chất béo là

  1. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng.
  2. Chất béo nặng hơn nước, tan trong nước, không tan trong benzen, dầu hỏa, xăng…
  3. Chất béo nhẹ hơn nước, tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…
  4. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, không tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…

Câu 2: Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ

  1. Từ thể lỏng sang rắn.
  2. Thăng hoa.
  3. Bay hơi.
  4. Có mùi ôi.

Câu 3: Đâu không phải một ứng dụng của chất béo?

  1. Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
  2. Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu dùng để sản xuất xà phòng.
  3. Chất béo dùng để sản xuất glycerol.
  4. Sản xuất nước khoáng.

Câu 4: Đâu không phải lipid?

  1. Dầu mè.
  2. Sáp ong.
  3. Dầu nhớt.
  4. Mỡ lợn.

Câu 5: Đâu không phải chất béo trong các chất sau?

  1. Dầu luyn.
  2. Dầu lạc.
  3. Dầu dừa.
  4. Dầu mè.

Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của chất béo là

  1. Tác dụng với alcohol.
  2. Tác dụng với oxygen.
  3. Tác dụng với nước (thủy phân).
  4. Tác dụng với hydrogen.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  1. Chất béo không tan trong nước.
  2. Các acid béo là acid hữu cơ, có công thức chung là RCOOH.
  3. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.
  4. Chất béo tan được trong xăng, benzen…

Câu 8: Chất nào sau đây không phải là acid béo?

  1. C17H35COOH.
  2. C17H33COOH.
  3. C15H31COOH.
  4. C2H5COOH.

Câu 9: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau: 

  1. Dầu ăn là este.
  2. Dầu ăn là este của glycerol.
  3. Dầu ăn là một este của glycerol và acid béo.
  4. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glycerol và các acid béo.

Câu 10: Phản ứng giữa chất béo với dung dịch kiềm (NaOH, KOH) được gọi là

  1. Phản ứng trung hòa.
  2. Phản ứng trùng hợp.
  3. Phản ứng xà phòng hóa.
  4. Phản ứng thế.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

  1. glycerol và muối của một acid béo.
  2. glycerol và acid béo.
  3. glycerol và acid hữu cơ.
  4. glycerol và muối của các acid béo.

Câu 2:  Chất nào sau đây không phải chất béo?

  1. (CH3COO)3C3H5.
  2. (C17H33COO)3C3H5.
  3. (C17H35COO)3C3H5.
  4. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 3: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glycerol?

  1. (C17H35COO)3C3H5.
  2. CH3COOCH3.
  3. HCOOCH3.
  4. CH3COOC6H5.

Câu 4: Hợp chất không tan trong nước là

  1. Dầu lạc.
  2. Đường glucose.
  3. Ethylic ancohol.
  4. Acetic acid.

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau:

(C17H35COO)3C3H5 + NaOH→→C17H35COONa + C3H5(OH)3

Tổng hệ số các chất (là các số nguyên, tối giản) trong phản ứng trên là

  1. 5.
  2. 6.
  3. 7.
  4. 8.

Câu 6:  Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzyme như lipase và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành

  1. acid béo và glycerol.
  2. Acid carboxylic và glycerol.
  3. CO2và H2O.
  4. NH3, CO2, H2O.

Câu 7: Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

  1. Phân hủy chất béo.
  2. Thủy phân chất béo trong môi trường axit.
  3. Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.
  4. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đun nóng 8,9 gam chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được m gam glycerol. Giá trị của m là

...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay