Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Trong các đặc điểm vật lí dưới đây, đặc điểm nào KHÔNG được coi là chung của kim loại?
A. Tính hiếm.
B. Tính dẻo.
C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
D. Ánh kim.
Câu 2: Vàng thường được ứng dụng chủ yếu vào lĩnh vực nào sau đây?
A. làm lõi dây điện.
B. làm đồ trang sức.
C. làm xoong, nồi, chảo.
D. làm cầu.
Câu 3: Trong số các kim loại đơn chất được liệt kê dưới đây, kim loại nào có tính hoạt động hóa học mạnh nhất?
A. Sodium.
B. Iron.
C. Aluminium.
D. Magnesium.
Câu 4: Từ dãy hoạt động hóa học của các kim loại, ta có thể kết luận mức độ hoạt động của chúng sắp xếp như thế nào?
A. giảm dần từ phải qua trái.
B. giảm dần từ trái qua phải.
C. không thay đổi từ đầu đến cuối dãy.
D. biến thiên liên tục.
Câu 5: Theo dãy hoạt động hóa học, kim loại ngay đứng trước Magiê có phản ứng với nước ở điều kiện thường như thế nào?
A. tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo base và H2.
B. chỉ tác dụng được với nước nóng tạo base và H2.
C. không tác dụng với nước ở điều kiện thường.
D. chỉ tác dụng với nước khi có chất xúc tác.
Câu 6: Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, kim loại đứng trước H
A. tác dụng được với dung dịch acid tạo H2.
B. chỉ tác dụng với dung dịch acid ở nhiệt độ cao tạo H2.
C. chỉ tác dụng với dung dịch đậm đặc tạo H2.
D. tác dụng được với dung dịch acid tạo khí SO2 hoặc Cl2.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hợp kim có tính dẫn điện.
B. Hợp kim có tính dẫn nhiệt.
C. Hợp kim có tính dẻo.
D. Hợp kim mềm hơn so với các kim loại thành phần.
Câu 8: Trong sản xuất thép, vì sao khí oxygen được thổi liên tục qua gang nóng chảy?
A. Để phản ứng với tạp chất trong gang.
B. Để phản ứng với iron tạo thành các oxide.
C. Để phản ứng với carbon trong gang.
D. Để phản ứng với silicon trong gang.
Câu 9: Thêm đá vôi vào lò có mục đích gì trong quá trình sản xuất gang?
A. Tạo xỉ.
B. Tạo phức.
C. Chất xúc tác.
D. Tăng nhiệt độ lò.
Câu 10: Người ta có thể dễ dàng lấy được xỉ trong sản xuất gang nhờ
A. xỉ nóng chảy nặng hơn gang nên lắng xuống dưới.
B. xỉ nóng chảy rồi bay hơi thoát ra ở phía trên miệng lò.
C. xỉ nóng chảy nhẹ hơn gang nên nổi trên bề mặt, đưa ra ngoài ở cửa tháo xỉ.
D. xỉ nóng chảy tạo huyền phù trong thép, loại bỏ bằng cách lọc.
Câu 11: Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, các kim loại như thế nào sẽ đẩy được kim loại khác ra khỏi dung dịch muối?
A. Na, K, Ca, Ba,..
B. Kim loại đứng sau có thể đẩy kim loại đứng trước ra khỏi muối.
C. Kim loại đứng sau H có thể đẩy kim loại đứng trước H tra khỏi muối.
D. Kim loại đứng trước có thể đẩy kim loại sau trước ra khỏi muối.
Câu 12: Nhôm thường có ứng dụng trong
A. làm lõi dây điện.
B. làm đồ trang sức.
C. làm xoong, nồi, chảo.
D. làm cầu.
Câu 13: Đồng thường có ứng dụng trong
A. làm lõi dây điện.
B. làm đồ trang sức.
C. làm xoong, nồi, chảo.
D. làm cầu.
Câu 14: Thép thường có ứng dụng trong
A. làm lõi dây điện.
B. làm đồ trang sức.
C. làm xoong, nồi, chảo.
D. làm cầu.
Câu 15: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là
A. Than bột.
B. Cát.
C. Muối ăn.
D. Lưu huỳnh.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................