Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 02:

Câu 1: Chất nào dưới đây không phải là chất béo?

A. Dầu luyn.

B. Dầu lạc.

C. Dầu dừa.

D. Dầu mè.

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của chất béo là

A. Tác dụng với alcohol.

B. Tác dụng với oxygen.

C. Tác dụng với nước (thủy phân).

D. Tác dụng với hydrogen.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không chính xác?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Các acid béo là acid hữu cơ, có công thức chung là RCOOH.

C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo tan được trong xăng, benzen…

Câu 4: Chất nào sau đây không phải là acid béo?

A. C17H35COOH.

B. C17H33COOH.

C. C15H31COOH.

D. C2H5COOH.

Câu 5: Trong công nghiệp để tráng gương soi hay ruột phích nước người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với

A. Acethylene.

B. Glucose.

C. Saccharose.

D. Formaldehyde.

Câu 6: Saccharose có công thức phân tử là

A. C12H21O12.

B. C12H22O12.

C. C6H12O6.

D. C12H22O11.

Câu 7: Công thức phân tử của glucose là

A. C12H21O12.

B. C12H22O12.

C. C6H12O6.

D. C12H22O11.

Câu 8: Tính chất vật lý của saccharose là

A. Chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.

B. Chất rắn không màu, vị ngọt, không tan trong nước.

C. Chất rắn kết tinh không màu, không vị, không tan trong nước.

D. Chất lỏng, không màu, không vị, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.

Câu 9: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?

A. Tinh bột.

B. Cellulose.

C. Saccharose.

D. Glucose.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tinh bột và cellulose đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

B. Tinh bột và cellulose đều có cùng số mắt xích trong phân tử.

C. Tinh bột và cellulose có phân tử khối bằng nhau.

D. Tinh bột và cellulose đều dễ tan trong nước.

Câu 11: Tính chất vật lý của cellulose là gì?

A. Chất rắn màu trắng, tan trong nước.

B. Chất lỏng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

C. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

D. Chất rắn màu xanh, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

Câu 12: Tinh bột và cellulose khác nhau ở điểm cơ bản nào?

A. Công thức phân tử.

B. Tính tan trong nước lạnh.

C. Phản ứng thủy phân.

D. Cấu trúc phân tử.

Câu 13: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?

A. Tinh bột.

B. Cellulose.

C. Protein.

D. Glucose.

Câu 14: Sự khác nhau cơ bản giữa amino acid và acetic acid là

A. acetic acid có nhóm COOH.

B. trong phân tử amino acid có nguyên tố N.

C. amino acid không chứa oxygen.

D. amino acid chứa oxygen.

Câu 15: Liên kết giữa các đơn vị mắt xích của protein là

A. Liên kết hydrogen.

B. Liên kết peptide.

C. Liên kết van der waals.

D. Liên kết tĩnh điện.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay