Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời Bài 13: Văn minh Chăm-pa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (theo chương trình sửa đổi mới nhất). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Văn minh Chăm-pa. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG VI: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

BÀI 13: VĂN MINH CHĂM-PA

Câu 1: Địa hình Chăm-pa có đặc điểm gì nổi bật?

A. Toàn bộ là đồng bằng rộng lớn.

B. Chủ yếu là núi cao và sông dài.

C. Đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi núi, sông.

D. Hoàn toàn là địa hình sa mạc.

Câu 2: Nguồn lợi thiên nhiên quan trọng mà cư dân Chăm-pa được hưởng là

A. Lâm thổ sản, khoáng sản và vịnh, cảng tốt.

B. Các mỏ vàng lớn.

C. Khí hậu ôn hòa quanh năm.

D. Địa hình bằng phẳng dễ canh tác.

Câu 3: Trầm hương đối với người Chăm xưa có vai trò gì?

A. Dùng để ăn uống.

B. Là nguyên liệu may mặc.

C. Không có giá trị kinh tế.

D. Dùng để dâng cúng thần linh và làm cống phẩm.

Câu 4: Người Chăm xưa quan niệm trầm hương là

A. Quà tặng của thương nhân Ấn Độ.

B. Tặng vật của nữ thần Pô l-nư Na-ga ban cho. 

C. Sản phẩm vô danh.

D. Một loại hương liệu thông thường.

Câu 5: Người Chăm thuộc ngữ hệ nào?

A. Nam Á.

B. Hán – Tạng.

C. Nam Đảo.

D. Thái - Ka-đai.

Câu 6: Hệ thống hành chính của Chăm-pa được xây dựng theo mô hình

A. Nhà nước pháp quyền hiện đại.

B. Dân chủ cổ đại.

C. Nhà nước chuyên chế phương Đông.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 7: Chế độ xã hội Chăm-pa mang đặc điểm gì nổi bật?

A. Phụ hệ.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Dân chủ cộng hoà.

D. Mẫu hệ.

Câu 8: Nền văn hóa tiền thân của văn minh Chăm-pa là

A. Văn hóa Đông Sơn.

B. Văn hóa Sa Huỳnh.

C. Văn hóa Óc Eo.

D. Văn hóa Hòa Bình.

Câu 9: Nhà nước Chăm-pa được hình thành chính thức từ thời điểm nào?

A. Năm 938.

B. Năm 43.

C. Năm 192.

D. Năm 208.

Câu 10: Người thành lập Nhà nước Lâm Ấp là

A. Phạm Văn Đồng.

B. Khu Liên.

C. Lý Thường Kiệt.

D. Trà Toàn.

Câu 11: Người Chăm trồng loại lúa gì đặc biệt để thích nghi với khí hậu khô hạn?

A. Lúa ngắn ngày, chịu khô hạn. 

B. Lúa nếp chịu lạnh.

C. Lúa nước dài ngày.

D. Lúa lai tạo hiện đại.

Câu 12: Thương cảng quan trọng của Chăm-pa là

A. Cảng Hải Phòng.

B. Cảng Hội An.

C. Thị Nại và Đại Chăm.

D. Cảng Chàm.

Câu 13: Người Chăm sáng tạo chữ viết dựa trên

A. Chữ Hán.

B. Chữ Khmer.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Phạn.

Câu 14: Tôn giáo chính ở Chăm-pa từ thế kỉ III là

A. Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo.

C. Ấn Độ giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 15: ……………………………….

……………………………….

……………………………….

TRẮC NGHIỆM Đ – S:

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai

“Địa hình Chăm-pa phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo, xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và núi đèo hiểm trở. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi là những bất lợi lớn, song vùng đất này cũng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều lâm thổ sản, mỏ khoáng sản và các vịnh, cảng tốt.”

a) Địa hình Chăm-pa bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn.
b) Khí hậu Chăm-pa khô nóng, đất đai không màu mỡ.

c) Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên vừa có khó khăn vừa có thuận lợi cho cư dân Chăm-pa.

d) Các con sông ở Chăm-pa thường dài và chảy qua nhiều đồng bằng lớn.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai

“Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người Chăm đã giành được độc lập từ tay nhà Hán, thành lập nên Nhà nước Lâm Ấp – tiền thân của Nhà nước Chăm-pa. Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình chuyên chế phương Đông, đứng đầu là vua, dưới vua là các đại thần, cấp địa phương có quan lại quản lí châu – huyện – làng.”

a) Nhà nước Lâm Ấp là tiền thân của nhà nước Chăm-pa.

b) Bộ máy hành chính Chăm-pa mang tính chất phân quyền và dân chủ.

c) Khu Liên là người lãnh đạo phong trào giành độc lập của người Chăm.

d) Nhà nước Chăm-pa được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai

“Người Chăm trồng lúa, hoa màu và bông vải. Họ cũng phát triển nhiều nghề thủ công như gạch, gốm, luyện kim, làm đồ thủy tinh, đóng thuyền,... Người Chăm giỏi buôn bán bằng đường biển với các thương cảng nổi bật như Đại Chăm, Thị Nại.”

a) Người Chăm không biết trồng lúa vì điều kiện đất đai khô hạn.

b) Nghề thủ công của người Chăm đa dạng và phát triển.

c) Người Chăm chỉ buôn bán bằng đường bộ do địa hình hiểm trở.

d) Thị Nại là một thương cảng quan trọng của Chăm-pa.

Câu 4: ……………………………….

……………………………….

……………………………….

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay