Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời Bài 2: Vai trò của Sử học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo (theo chương trình sửa đổi mới nhất). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Vai trò của Sử học. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

BÀI 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

Câu 1: Sử học có vai trò gì trong việc đối với di sản văn hoá?

A. Phát minh ra các di sản mới.

B. Nghiên cứu, phục dựng hiện thực lịch sử và xác định giá trị cần lưu truyền.

C. Phá bỏ các giá trị cũ để tạo cái mới.

D. Lưu trữ toàn bộ di sản ở bảo tàng.

Câu 2: Kết quả nghiên cứu của Sử học góp phần gì?

A. Làm đẹp thêm các di tích lịch sử.

B. Khẳng định giá trị và đề xuất thay thế di sản.

C. Khẳng định giá trị di sản, làm cơ sở bảo tồn và phát huy.

D. Tuyên truyền thông tin du lịch.

Câu 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản là hoạt động nhằm

A. Tái xây dựng di tích đã mất.

B. Phục hồi kiến trúc cổ nguyên bản.

C. Sưu tầm đồ cổ cho bảo tàng.

D. Gìn giữ, lan toả giá trị di sản và nhắc nhở về cội nguồn.

Câu 4: Bảo tồn di sản có ý nghĩa gì đối với quốc gia, dân tộc?

A. Đảm bảo phát triển bền vững và đóng góp vào kinh tế – xã hội.

B. Đảm bảo an ninh văn hoá.

C. Tạo công ăn việc làm.

D. Tái hiện văn hoá một cách nghệ thuật.

Câu 5: Một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bảo tồn di sản là

A. Vẽ lại di sản dưới dạng tranh 3D.

B. Quảng bá du lịch địa phương.

C. Tu bổ và phục dựng di sản đảm bảo nguyên trạng và giá trị.

D. Mở rộng các điểm du lịch.

Câu 6: Di sản văn hoá là sản phẩm của

A. Sáng tạo đương đại.

B. Lịch sử.

C. Phong trào nghệ thuật.

D. Kỹ thuật hiện đại.

Câu 7: Di tích lịch sử - văn hoá có thể được xem là

A. Công trình xây dựng dân dụng.

B. Tài nguyên du lịch có giá trị.

C. Công cụ tuyên truyền chính trị.

D. Nơi cất giữ cổ vật.

Câu 8: Việc phát huy giá trị di sản văn hoá gắn liền với hoạt động

A. Du lịch.

B. Sản xuất công nghiệp.

C. Nghiên cứu dân số.

D. Quản lý hành chính.

Câu 9: Du lịch khai thác di sản văn hoá – lịch sử nhằm

A. Gây quỹ cho chính quyền.

B. Giúp người dân sống trong di tích.

C. Giúp con người tiếp cận và hưởng thụ giá trị di sản.

D. Chuyển giao di tích cho tư nhân.

Câu 10: Một ví dụ tiêu biểu về di sản văn hoá tại Việt Nam là:

A. Tháp Eiffe.

B. Cố đô Huế.

C. Nhà hát Opera Sydney.

D. Đấu trường La Mã.

Câu 11: Di tích như Cố đô Huế, Tràng An, Thánh địa Mỹ Sơn,... được xem là

A. Công trình hiện đại.

B. Di sản nhân tạo.

C. Điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

D. Trung tâm thương mại.

Câu 12: Nhu cầu du lịch hiện nay không chỉ là tham quan mà còn là

A. Tìm kiếm di sản mới.

B. Mua sắm đặc sản.

C. Xem biểu diễn nghệ thuật hiện đại.

D. Tương tác, trải nghiệm để hiểu giá trị di sản.

Câu 13: Du lịch có vai trò gì trong công tác bảo tồn di sản?

A. Làm giảm chi phí bảo trì.

B. Là động lực thúc đẩy bảo tồn và phát huy giá trị.

C. Đưa di tích ra khỏi danh mục bảo tồn.

D. Làm thay đổi kiến trúc di sản.

Câu 14: Du lịch văn hoá phát triển có thể mang lại lợi ích nào sau đây?

A. Làm giàu cho các nhà đầu tư quốc tế.

B. Gây áp lực lên di tích lịch sử.

C. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

D. Chỉ thu hút khách nước ngoài.

Câu 15: ……………………………….

……………………………….

……………………………….

TRẮC NGHIỆM Đ – S:

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai

“Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kết quả nghiên cứu của sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản đó.”

a) Một trong những vai trò của sử học là xác định giá trị cần lưu truyền cho các thế hệ sau.

b) Kết quả nghiên cứu lịch sử không liên quan đến việc bảo tồn di sản văn hoá.

c) Sử học chủ yếu phục vụ cho hoạt động du lịch, không liên quan đến giá trị văn hoá.

d) Sử học giúp làm rõ và khẳng định giá trị của các di sản văn hoá.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai

“Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau. Hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.”

a) Bảo tồn di sản không liên quan đến ý thức về cội nguồn hay trách nhiệm với tương lai.

b) Việc bảo tồn di sản chỉ cần thiết ở những quốc gia phát triển.

c) Bảo tồn di sản là một hoạt động góp phần phát triển bền vững quốc gia.

d) Việc phát huy di sản văn hoá chỉ phục vụ mục tiêu kinh tế.

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau và đánh giá các nhận định bên dưới là Đúng hay Sai

“Di sản văn hoá là sản phẩm của lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với hoạt động du lịch là đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.”

a) Di sản văn hoá có giá trị chủ yếu ở khía cạnh nghệ thuật đương đại.

b) Di tích lịch sử - văn hoá là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn.

c) Gắn bảo tồn di sản với du lịch là một hướng phát huy giá trị hiệu quả.

d) Di sản văn hoá không liên quan đến lịch sử.

Câu 4: ……………………………….

……………………………….

……………………………….

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay