Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời Bài 7: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

BÀI 7: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1945)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với:

  1. Sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam
  2. Việc buôn bán và ngoại giao của Việt Nam
  3. Năng lực học tập và tiếp thu văn hoá nước ngoài của người Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Trận quyết chiến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán diễn ra ở đâu?

  1. Núi Việt Trì (Phú Thọ)
  2. Sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh)
  3. Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh)
  4. Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội)

Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Bạch Đằng do ai chỉ huy?

  1. Ngô Quyền
  2. Lê Hoàn
  3. Lý Thường Kiệt
  4. Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ

Câu 4: Cuộc kháng chiến chống quân Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy diễn ra vào thời gian nào?

  1. 938
  2. 981
  3. 1075 – 1077
  4. 1258

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống quân Triệu xâm lược diễn ra vào năm nào?

  1. Năm 4000 TCN
  2. Năm 2000 TCN
  3. Năm 768 TCN
  4. Năm 179 TCN

Câu 6: Tháng 06/1407 diễn ra sự kiện gì?

  1. Nhà Minh huy động một lực lượng quân đội lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm lược nước Đại Ngu.
  2. Thành Đa Bang, Đông Đô (Hà Nội) lần lượt thất thủ trước quân Minh, nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hoá).
  3. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ bị thất bại.
  4. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.

Câu 7: Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1858 – 1884) diễn ra trận đánh nào sau đây?

  1. Nhân dân ta phối hợp với quân đội triều đình anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Pháp ở các mặt trận: Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kì,..
  2. Một số cuộc nổi dậy chống quân Pháp xâm lược do Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân,... lãnh đạo và chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2... đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
  3. Nhân dân các vùng Nghệ - Tĩnh tập hợp lại và tổ chức hành chính theo kiểu Xô viết, đứng lên đấu tranh chống lại quân Pháp.
  4. Cả A và B.

Câu 8: “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt, nằm da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.

Đây là câu nói của ai?

  1. Lý Thường Kiệt
  2. Trần Hưng Đạo
  3. Trần Thánh Tông
  4. Quang Trung

Câu 9: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ở cuộc kháng chiến nào?

  1. Chống quân Xiêm năm 1785
  2. Chống quân Thanh năm 1789
  3. Chống quân Pháp năm 1858
  4. Chống quân Pháp năm 1884

Câu 10:

“Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng,

Đánh cho chúng chích luân bất phản,

Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”

Bài này là của ai?

  1. Phan Huy Lê
  2. Ngô Sĩ Liên
  3. Lê Lợi
  4. Quang Trung

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Câu thơ sau đây là của ai?

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

  1. Vua Lý Thái Tông
  2. Vua Trần Nhân Tông
  3. Vua Lê Thái Tổ
  4. Chúa Nguyễn Hoàng

Câu 2: Đâu là nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Triệu?

  1. Sau nhiều năm tấn công Âu Lạc thất bại, Triệu Đà lập kế giảng hoà với An Dương Vương để tìm hiểu bí mật quân sự của thành Cổ Loa, rồi bất ngờ đánh úp. Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc thất bại.
  2. Sau nhiều năm tấn công Âu Lạc thất bại, Triệu Đà bày kế gả con trai Trọng Thuỷ của mình cho công chúa Mị Châu của An Dương Vương. Trọng Thuỷ lừa gạt tình cảm của Mị Châu rồi lấy cắp nỏ thần mang về. Triệu Đà phát động cuộc chiến một lần nữa và đánh bại hoàn toàn Âu Lạc.
  3. An Dương Vương với tài thế kinh người, lại được lòng dân nên dễ dàng đẩy lùi các cuộc xâm lược của Triệu Đà. Sau khi Triệu Đà mất thì nước ta yên bình.
  4. Nhờ thần Kim Quy giúp đỡ, An Dương Vương có được vũ khí bí mật là nỏ thần, nhờ đó đã dễ dàng phản kích lại Triệu Đà. Quân ta dành chiến thắng vang dội.

Câu 3: Năm 1858 diễn ra sự kiện gì?

  1. Vua Thiệu Trị đăng cơ, thi hành chính sách đóng cửa.
  2. Liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
  3. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
  4. Triều đình nhà Nguyễn sụp đổ hoàn toàn, chính quyền thân Pháp nắm quyền điều hành nước ta.

Câu 4: Ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1858 – 1884), trong lúc phong trào kháng chiến đang diễn ra mạnh mẽ thì triều đình nhà Nguyễn lại:

  1. Đầu hàng và nhường cho chính quyền thân Pháp nắm quyền điều hành nước ta
  2. Cầu cứu viện trợ của nhà Thanh và quân Hà Lan, lực lượng đối đầu trực tiếp với Pháp ở Đông Nam Á.
  3. Từng bước nhượng bộ, kí nhiều bản hiệp ước nhượng lại nhiều quyền lợi cho thực dân Pháp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Bản hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều Nguyễn trước thực dân Pháp, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập?

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất (1902)
  2. Giáp Tuất (1894)
  3. Hác-măng (1887)
  4. Pa-tơ-nốt (1884).

Câu 6: Có một số cuộc kháng chiến trong thành công trong thời kì phong kiến Việt Nam. Đâu là nguyên nhân?

  1. Những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
  2. Trong quá trình tổ chức kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng.
  3. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”.

Đây là câu nói của ai?

  1. Hồ Nguyên Trừng
  2. Ngô Sỹ Liên
  3. Nguyễn Tri Phương
  4. Hoàng Diệu

Câu 8: Đâu là diễn biến chính trận Lục Đầu giang năm 981?

  1. Lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe doạ.
  2. Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.
  3. Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
  4. Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 – 1077?

  1. Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp nhiều khó khăn, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài.
  2. Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.
  3. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc”. Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống.
  4. Kết quả cuộc kháng chiến: Quân Tổng thất bại. Nhà Tống phải trả lại vùng đất Lưỡng Quảng (Quảng Tây và Quảng Đông), nối lại bang giao hai nước.

Câu 10: Sự kiện “Cánh quân Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ” diễn ra ở cuộc kháng chiến nào?

  1. Chống quân Mông cổ năm 1258
  2. Chống quân Nguyên năm 1285
  3. Chống quân Nguyên năm 1287 – 1288
  4. Chống quân Minh năm 1406

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Vì sao trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?

  1. Vì nếu xâm chiếm được Việt Nam, quân xâm lược có thể chiếm cứ cả thế giới.
  2. Vì Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng
  3. Vì Việt Nam nắm giữ cánh cổng ma thuật đi đến tận cùng của sức mạnh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên diễn ra năm 1285 do Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn chỉ huy với trận quyết chiến ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và Thăng Long.
  2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên diễn ra năm 1287 - 1288 do Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn chỉ huy với trận quyết chiến ở sông Bạch Đằng.
  3. Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm diễn ra năm 1770 do Nguyễn Ánh chỉ huy với trận quyết chiến ở Gia Định.
  4. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra năm 1789 do Nguyễn Huệ chỉ huy với trận quyết chiến ở Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 3: Dưới đây là nguyên nhân thắng lợi của các các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thời phong kiến. Ý nào không đúng?

  1. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.
  2. Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều cổ vũ mạnh mẽ cho bộ phận quân đội chiến đấu hết sức có thể, áp dụng tốt các vũ khí hiện đại.
  3. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo.
  4. Những người lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đều là các vị tướng lĩnh tài năng, mưu lược như: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ,...

Câu 4: “Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285, nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Bình Than (1282) triệu tập vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh để bàn kế sách đánh giặc. Trong thời gian này, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ khích lệ quân sĩ đứng lên đánh giặc. Năm 1285, tại điện Diên Hồng ở kinh thành Thăng Long, khi Thượng hoàng Trần Thánh Tông hỏi về quyết tâm đánh giặc, các bộ lão đồng thanh hổ lớn: “Đánh””

Đoạn trên đây phản ánh điều gì?

  1. Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.
  2. Hoả lực của ta rất mạnh.
  3. Triều đình và quân đội hiểu biết tường tận về quân Nguyên.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), triều Lý đã thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”, chủ động tập kích vào các căn cứ Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (Trung Quốc) nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống.
  2. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật “đánh chậm, kiểm soát kĩ” một cách thuần thục, qua đó giam hãm quân Thanh trong một thời gian dài, khiến chúng phải đầu hàng trong khi bên ta không mất quá nhiều binh sĩ và tài nguyên.
  3. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa.
  4. Trong quá trình xâm lược, quân giặc còn gặp một số khó khăn như đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên của Đại Việt,...

Câu 6:

Đây là tượng của:

  1. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu
  2. Quang Trung và Nguyễn Huệ
  3. Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Tuấn
  4. Nguyễn Trãi và Lê Lợi

Câu 7: Đây là lược đồ trận chiến nào?

  1. Kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938
  2. Kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258
  3. Kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285
  4. Kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về vị trí của Việt Nam?

  1. Thuộc khu vực Đông Nam Á
  2. Thuộc khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
  3. Nằm ở khu vực có sự tác động lớn nhất đến rất nhiều vấn đề trên thế giới như phát triển kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu,…
  4. Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay