Trắc nghiệm bài 3 CTST: Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sự 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

BÀI 3: LIÊN BANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?

  1. Năm 1917
  2. Năm 1918
  3. Năm 1919.
  4. Năm 1922.

Câu 2: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?

  1. Tháng 3 – 1921.
  2. Tháng 12 – 1922.
  3. Tháng 3 – 1923.
  4. Tháng 1 – 1924.

Câu 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

  1. 25/10/1917
  2. 30/11/1917
  3. 05/03/1918
  4. 19/11/1918

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năm 1924, Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ đã được thành lập, nhân dân Mông Cổ xây dựng chế độ mới với nhiều khó khăn.
  2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1961), thực hiện cải cách, phát triển kinh tế – văn hoá.
  3. Ngày 09/09/1948, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên.
  4. Sau chiến tranh giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên (1950 – 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội.

Câu 5: Bức tranh sau đây mô tả sự kiện gì?

  1. Lenin nhậm chức Tổng thống của Liên bang Xô viết
  2. Lenin tuyên bố thành lập Đảng cách mạng Bolshevik
  3. Lenin tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết
  4. Lenin trong bài hùng biện chỉ ra sự tàn ác của chủ nghĩa đế quốc và thúc đẩy sự đấu tranh của nhân dân Nga

Câu 6: Đến năm 1940, Liên Xô gồm bao nhiêu nước cộng hoà?

  1. 7
  2. 15
  3. 25
  4. 39

Câu 7: Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập:

  1. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
  2. Nhà nước với chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
  3. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các nước Đông Âu:

  1. Nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.
  2. Tiến lên giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại
  3. Thành lập được nhà nước riêng của mình, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc cả vào Liên Xô và các nước đế quốc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:

  1. Tiến hành cải cách ruộng đất
  2. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
  3. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949 đã có sự kiện gì?

  1. Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa được thành lập từ hơn 15 nước xã hội chủ nghĩa.
  2. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản hiện đại.
  3. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
  4. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh được khôi phục

Câu 11: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm nào?

  1. Sau khi thắng Pháp năm 1954
  2. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975
  3. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước năm 1976
  4. Sau Đổi mới năm 1986

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã:

  1. Trở thành một hệ thống trên thế giới
  2. Trở thành hệ tư tưởng mà mọi đất nước trên thế giới tuân theo
  3. Bị xoá bỏ hoàn toàn
  4. Cả A và B.

Câu 13: Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ Latin là cơ sở vững chắc để:

  1. Chứng minh chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới
  2. Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại
  3. Tiến hành chiến tranh thế giới lần thứ ba nhằm đưa toàn thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
  4. Cả A và B.

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là:

  1. Là Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
  2. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
  3. Ban hành Hiến pháp mới.
  4. Chống thù trong, giặc ngoài.

Câu 2: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là:

  1. Nga, Ukraine, Belarus và Litva.
  2. Nga, Ukraine, Belarus và South Caucasus.
  3. Nga, Ukraine, Moldova và Latvia.
  4. Nga, Ukraine, Turkmenistan và Armenia.

Câu 3: Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lenin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  1. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
  2. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
  3. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
  4. Xây dựng nền chuyên chính vô sản bằng biện pháp bạo lực cách mạng.

Câu 4: Sau khi Vladimir Lenin – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết qua đời, ai là người tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô?

  1. Joseph Stalin
  2. Mikhail Gorbachev
  3. Nikita Khrushchev
  4. Vladimir Putin

Câu 5: Nội dung nào không được quy định trong Hiến pháp Liên Xô năm 1924?

  1. Ghi nhận việc hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các nước Cộng hoà Xô viết thành một nhà nước Liên bang.
  2. Phân định các quyền của Liên bang và của các nước Cộng hoà.
  3. Quy định cơ cấu tổ chức cơ quan Nhà nước tối cao Liên bang và các nước Cộng hoà.
  4. Khẳng định quyền lực của chính quyền Xô viết.

Câu 6: Tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, Lenin nhấn mạnh:

  1. “Nhiệm vụ tối quan trọng giờ đây là phải giao chiến với giới tư sản và các nước đế quốc nhằm biến tất thảy cả thế giới trở thành vô sản”.
  2. “Bây giờ đây, ở nước Nga, chúng ta cần phải đặt hết tâm trí vào việc xây dựng một nhà nước vô sản xã hội chủ nghĩa”.
  3. “Nước Nga giờ đây đã trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, vì thế chúng ta cần phải duy trì và phát huy điều đó”.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Sau Đại hội Xô viết toàn lần thứ hai, trong cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài, các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa trên đất nước Xô viết đã:

  1. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để giữ vững chính quyền Xô viết
  2. Bỏ dở giữa chừng, để mặc nhân dân Nga đấu tranh giữ vững chính quyền Xô viết
  3. Đầu hàng quân địch, khiến cho phe của Nga hoàng và các thế lực khác chiếm lợi thế.
  4. Kêu gọi sự hỗ trợ từ Mỹ và các đồng minh châu Á.

Câu 8: Một loạt Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu được thành lập năm 1945. Đâu không phải một trong số các nước đó?

  1. Cộng hoà Hungary
  2. Cộng hoà Tiệp Khắc
  3. Cộng hoà Bỉ
  4. Liên bang Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Nam Tư

Câu 9: Sau một giai đoạn Đồng Minh chiếm đóng, hai nhà nước Đức được thành lập ở 2 miền Tây - Đông trong Chiến tranh Lạnh, đó là:

  1. Cộng hoà Nhân dân Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức
  2. Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức
  3. Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Đức.
  4. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Đức và Cộng hoà Nhân dân Đức

Câu 10: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã có tác động gì đến châu Á?

  1. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ
  2. Thúc đẩy con đường đi lên chủ nghĩa tư bản ở châu Á phát triển mạnh mẽ.
  3. Thúc đẩy sự hình thành liên bang các nhà nước xã hội chủ nghĩa giống như Liên Xô.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Tháng 12 – 1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng:

  1. Chủ nghĩa xã hội
  2. Chủ nghĩa tư bản
  3. Một thể chế lấy những điểm tích cực từ cả chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
  4. Nhà nước quân chủ lập hiến với Quốc hội theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Hình ảnh sau đây nói về sự kiện nào?

  1. Chiến tranh Nga – Ukraine
  2. “Bức tường Berlin” bị sụp đổ
  3. Liên Xô chính thức tan rã
  4. Ukraine đòi li khai khỏi Liên Xô

3. VẬN DỤNG (9 câu)

Câu 1: Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  1. Đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
  2. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà
  3. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
  4. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành.

Câu 2: Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  1. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
  2. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin.
  3. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây.
  4. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Câu 3: Trong Lời mở đầu của tác phẩm “Ten days that shook the World”, nhà báo John Reed (Mỹ) đã đánh giá Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 như thế nào?

  1. Đó là “một trong những sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử”, mở đường cho sự ra đời Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết
  2. Đó là “một ngọn cờ vĩ đại cho không chỉ các nước thuộc địa mà cả các nước tư bản, đế quốc noi theo”.
  3. Đó là một dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử Đảng Bolshevik cũng như của toàn thể nhân dân Nga, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là quốc huy đầu tiên của Liên Xô (1923)?

A.

B.

C.

D.

Câu 5: Đâu là quốc kì của Liên Xô từ 12/11/1923 đến 18/04/1924?

A.

B.

C.

D.

Câu 6: Đâu không phải một nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu giai đoạn từ năm 1949 đến giữa những năm 70?

  1. Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
  2. Mặc dù được Liên Xô hậu thuẫn về nhiều mặt song các nước Đông Âu vẫn phải lệ thuộc vào các nước Tây Âu và Mỹ để phát triển giáo dục, kĩ thuật công nghệ cao.
  3. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,....
  4. Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về Cuba?

  1. Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hoà Cuba được thành lập.
  2. Từ năm 1959, chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
  3. Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa.
  4. Kể từ khi thành lập, vì phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ nên từ năm 2017, nhân dân Cuba đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa với sự hậu thuẫn của Mỹ.

Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa chiếm khoảng:

  1. 17% diện tích, 9% dân số và 7% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
  2. 20% diện tích, 15% dân số và 17% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
  3. 1/4 diện tích, 35% dân số và 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
  4. 1/3 diện tích, 65% dân số và 85% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?

  1. Từ nửa sau những năm 70, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bắt đầu có sự suy giảm.
  2. Từ những năm 80, các nước Đông Âu lâm vào thời kì suy thoái, khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng.
  3. Cuối những năm 80, chế độ chủ nghĩa xã hội tan rã ở các nước Đông Âu.
  4. Ở Liên Xô, tháng 12/1991, chiến thắng của phe Putin đối với phe Gorbachev đã khiến Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến đẫm máu (1918-1922). Câu nào sau đây không đúng về cuộc chiến đó?

  1. Hồng quân Xô viết có thành phần chủ yếu là tầng lớp dưới của xã hội, học vấn thấp nhưng có số lượng đông đảo như công nhân, nông dân, cựu quân nhân và một bộ phận cựu sĩ quan của Đế quốc Nga cũ.
  2. Phía đối lập với Hồng quân là lực lượng Bạch vệ gồm các thành phần thuộc lực lượng bảo hoàng, các đảng phái đối lập, một bộ phận trung lưu thành thị, sĩ quan, một bộ phận nông dân, Cossack,…
  3. Lực lượng Bạch vệ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Á, Mỹ Latin và đặc biệt là Nhật Bản để chống lại chính quyền Xô viết.
  4. Đến cuối năm 1920 về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại và mất quyền lực hoàn toàn, thay vào đó những người Bolshevik giành được chính quyền trên phần lớn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga.

Câu 2: Ngày 30/12/1922, đại biểu Xô viết đến từ những vùng lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga cũ, trừ một số nước (*), đã nhóm họp và thành lập liên minh các nhà nước tự trị trên lãnh thổ Đế quốc Nga, thống nhất quốc hiệu là Liên bang Các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Một trong số các nước đó (*) là:

  1. Đông Đức
  2. Kazakhstan
  3. Thổ Nhĩ Kì
  4. Ba Lan

Câu 3: Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. Ý nào không đúng?

  1. Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
  2. Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
  3. Thứ ba, việc để cho Đảng Cộng sản nắm mọi quyền lực trong tay, không cho phép tự do báo chí và tự do ngôn luận, không cho phép giới trí thức bất cứ sự phản biện nào với đường lối, chính sách đã góp phần khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng.
  4. Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay