Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)BÀI 11: CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: Thời kì trước khi Minh Mạng thi hành cải cách, quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do ai nắm giữ?
- Các quan võ
- Các quan văn
- Các hoạn quan
- Hậu cung
Câu 2: Vua Minh Mạng lên ngôi hoàng đế năm nào?
- 1802
- 1820
- 1832
- 1840
Câu 3: Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng là:
- Quân đội
- Kinh tế
- Ngoại giao
- Hành chính
Câu 4: Cơ mật viện được lập ra vào năm nào?
- 1803
- 1820
- 1829
- 1834
Câu 5: Trong cuộc cải cách của vua Minh Mạng, lục Bộ được:
- Hoàn thiện cơ cấu, chức năng
- Mở rộng thành thập Bộ
- Rút gọn còn tứ Bộ
- Trở thành cơ quan quyền lực nhất của nhà nước, sau vua.
Câu 6: Trong cải cách của mình, vua Minh Mạng chia cả nước thành:
- 12 đạo thừa tuyên và một phủ Thừa Thiên
- 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên
- 21 lộ và một kinh đô
- 63 tỉnh thành
Câu 7: Trong cải cách của vua Minh Mạng, đứng đầu tỉnh là:
- Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh uỷ
- Thị trưởng, Chủ tịch tỉnh
- Tổng đốc, Tuần phủ
- Tỉnh trưởng
Câu 8: Câu nào sau đây đúng về Chế độ đình nghị ở thời vua Minh Mạng?
- Chế độ đình nghị được cải tồ từ Hội đồng đình thần đã được lập dưới thời Gia Long, mở rộng thành phần tham dự nghị bàn đến chức Tham hiệp trở lên.
- Với chế định này, Hội đồng giống như một chính phủ mở rộng, tư vấn cho nhà vua
- Các phiên đình nghị được ấn định vào các ngày chẵn 2, 8, 16 và 24 âm lịch hằng tháng để nghị bàn về các công việc liên quan đến chính trị, hành chính.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Cơ quan quản lí cấp tỉnh nào phụ trách đinh, điền, hộ tịch?
- Bố chánh sứ ty
- Án sát sứ ty
- An phủ sứ
- Tri châu
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Minh Mạng được xem là một vị vua như thế nào?
- Năng động, quyết đoán
- Học rộng, tài cao, chí khí ngút trời
- Độc đoán, chuyên quyền, tàn bạo
- Độc tài, chỉ thích chém giết
Câu 2: Câu nào sau đây là đúng?
- Năm 1810, triều Nguyễn được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, đất nước là một dải dài từ vùng núi phía bắc đến vùng biển phía nam.
- Năm 1810, Nguyễn Huệ nhường ngôi cho Nguyễn Ánh, lập ra triều Nguyễn, đóng đô ở Gia Định.
- Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, cai quản đất nước rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam.
- Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, đất nước rộng lớn, kéo dài từ vùng núi Bắc Bộ đến đồng bằng Đông Nam Bộ hiện nay, nhưng quyền lực thực tế chỉ có ở vùng miền Trung, nơi triều Nguyễn đóng đô.
Câu 3: Dưới thời vua Gia Long, nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc:
- Ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ
- Hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác với cả phương Đông và phương Tây.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào sau đây đúng về Bắc Thành và Gia Định Thành ở thời kì đầu nhà Nguyễn?
- Bắc Thành và Gia Định Thành là đơn vị hành chính cao hơn trấn.
- Bắc Thành tồn tại từ năm 1802 đến năm 1831, cai quản 11 trấn phía Bắc.
- Gia Định Thành tồn tại từ năm 1808 đến năm 1832, cai quản 5 trấn phía Nam.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Ở trung ương, bước đầu tiên trong công cuộc tập trung quyền lực của vua Minh Mạng là:
- Tổ chức lại hệ thống quan lại, đặc biệt là các quan đứng đầu mỗi bộ phận.
- Cải tổ quân đội, mua và nghiên cứu các loại vũ khí hiện đại của phương Tây
- Tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Năm 1829, vua Minh Mạng cho lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng với chức năng như một cơ quan hành chính trung ương, có nhiệm vụ:
- Chuyển và tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương và ngược lại
- Khởi thảo các chế cáo, lưu giữ công văn.
- Nắm quyền chỉ đạo các quan văn, thay thế vua xử lí một số công việc.
- Cả A và B.
Câu 7: Vua Minh Mạng trị vì đất nước trong thời gian nào?
- 1802 – 1820
- 1820 – 1841
- 1810 – 1845
- 1825 – 1856
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về cải cách của vua Minh Mạng?
- Thượng thư lục bộ hợp cùng trưởng quan của Quốc hội, Chính phủ và Toà án nhân dân hợp thành Cửu Khanh khanh của triều đình.
- Các nha (chư nha) được lập thêm để phụ trách một số công việc chuyên môn, gồm: phủ, tự, viện, giám, ty, cục.
- Công tác kiểm tra, giám sát được đặc biệt coi trọng.
- Chế độ Kinh lược đại sứ được lập ra để thay mặt vua thanh tra các địa phương có tình trạng bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về cải cách của vua Minh Mạng?
- Năm 1836, vua Minh Mạng cho triển khai đo đạc lại ruộng đất ở Nam Bộ, lập sổ địa bạ để quản lí. Khôi phục chế độ ruộng đất công để nông dân làng xã có ruộng cày cấy.
- Để giúp kinh tế phát triển và có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của phương Tây, vua thực hiện các chính sách như: giảm thuế buôn bán, bắt thương nhân nước ngoài làm cầu đường, xây dựng công ty trên khắp đất nước,…
- Quân đội được tổ chức theo phương châm “tinh nhuệ”, học hỏi mô hình tổ chức và phiên chế của phương Tây. Ông đặc biệt coi trọng phát triển lực lượng thuỷ quân và tăng cường các hoạt động xây dựng pháo đài, tuần soát trên biển.
- Xuất phát từ tư tưởng độc tôn Nho giáo, vua Minh Mạng hạn chế Phật giáo và cấm đoán Thiên Chúa giáo.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Minh Mạng đã:
- Thi hành các biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước
- Áp dụng mô hình chính quyền của phương Tây với chế độ quân chủ lập hiến.
- Nâng cao tối đa sức mạnh quân đội, và dùng quân đội để thi hành chính sách cưỡng bức, ép buộc.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Vua Minh Mạng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của:
- Đô sát viện và lục Tự
- Đô sát viện và lục Khoa
- Quốc tử giám, Hàn lâm viện
- Hàn lâm viện và lục Tự
Câu 3: Đâu không phải cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?
- Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng
- Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương
- Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp
- Bắt tất cả người dân các vùng này học và nói tiếng Việt, xoá bỏ tập tục truyền thống, theo tập quán của người Việt.
Câu 4: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng đã mang lại kết quả gì?
- Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ
- Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước
- Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách còn giá trị đến ngày nay là gì?
- Chế độ hồi tỵ mở rộng
- Cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh
- Chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ
- Phân chia quyền lực cấp dưới thành lục Bộ.
Câu 6: “Cho ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng, gọi là Thông bảo hội sao” là cải cách của vị vua nào?
- Hồ Quý Ly
- Lê Thánh Tông
- Nguyễn Hoàng
- Minh Mạng
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về bộ máy hành chính nhà nước trước khi vua Minh Mạng lên ngôi?
- Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh.
- Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện.
- Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
- Tổ chức hành chính giữa các khu vực thống nhất mạnh mẽ với nhau nhưng lại không có sự phân quyền hợp lí.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)