Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Việt Nam và Biển Đông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 6: LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển?

  1. 18
  2. 28
  3. 48
  4. 63

Câu 2: Việt Nam không giáp Biển Đông ở phía nào?

  1. Đông
  2. Nam
  3. Tây Nam
  4. Tây Bắc

Câu 3: Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nào?

  1. Thương mại biển
  2. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
  3. Khai thác khoáng sản, sửa chữa và đóng tàu, du lịch
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực:

  1. Châu Á – Châu Đại Dương
  2. Châu Á – Thái Bình Dương
  3. Châu Đại Dương – Thái Bình Dương
  4. Ấn Dộ Dương – Thái Bình Dương

Câu 5: Các bằng chứng khảo cổ học cùng với những nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài qua các thời kì đã khẳng định Việt Nam là Nhà nước thứ mấy xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  1. Thứ nhất
  2. Thứ hai
  3. Thứ tư
  4. Thứ sáu

Câu 6: Đâu là một tập tục cổ truyền có từ thời Hải đội Hoàng Sa (thế kỉ XVII) nhằm tri ân những người đi làm nhiệm vụ và cầu cho họ được bình an trở về?

  1. Lễ Khao lề thế lính
  2. Lễ Tạ ơn
  3. Lễ Phục sinh
  4. Lễ hội biển cả

Câu 7: Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp (khi đó là đại diện ngoại giao của triều Nguyễn) tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo:

  1. Sở thích của Toàn quyền Đông Dương
  2. Cách thức bạo lực
  3. Đúng thông lệ pháp lí quốc tế.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đến tháng 9 – 1951, khi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Hoà bình San Francisco thì:

  1. Trung Quốc phản đối.
  2. Các nước Đông Nam Á phản đối và tranh giành quyền kiểm soát hai quần đảo này.
  3. Không có quốc gia nào tham dự hội nghị phản đối.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Đâu là cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước năm 1884?

  1. Dưới triều Nguyễn, các đội thuỷ quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được tổ chức.
  2. Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,...
  3. Chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội
  4. Cả A và B.

Câu 10: Việt Nam ban hành Luật hàng hải Việt Nam vào thời gian nào?

  1. 05/1977
  2. 09/1979
  3. 06/2003
  4. 11/2015

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Đường bờ biển của nước ta dài bao nhiêu và trải dài từ đâu đến đâu?

  1. 1320 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang
  2. 3260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang
  3. 1320 km, từ Hải Phòng đến Cà Mau
  4. 3260 km, từ Hải Phòng đến Cà Mau

Câu 2: Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp như Hạ Long, Cửa Lò, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,... tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành:

  1. Một điểm du lịch hấp dẫn
  2. Một khu nghiên cứu khoa học hạng sang
  3. Một nơi thích hợp cho diễn tập quân sự
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Các bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh rằng ngay từ thời điểm nào, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông?

  1. Khoảng thế kỉ X TCN
  2. Đầu Công nguyên
  3. Thế kỉ VI
  4. Thế kỉ XV

Câu 4: Đâu không phải một công trình có ghi chép về cương vực lãnh thổ và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của chính quyền phong kiến Việt Nam?

  1. Đại Việt sử ký tục biên
  2. Đại Nam thực lục
  3. Hồng Đức quốc âm thi tập
  4. Hoàng Việt địa dư chí

Câu 5: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX.
  2. Họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, di bằng năm chiếc thuyền nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy.
  3. Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải. Lệnh cho đi chiếc thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép vào năm nào?

  1. 1858
  2. 1884
  3. 1895
  4. 1909

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Cuộc khảo sát khoa học đầu tiên của các nhà khoa học người Pháp đã được tiến hành tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1925 và tại quần đảo Trường Sa vào năm 1927.
  2. Quần đảo Trường Sa cũng được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
  3. Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
  4. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp đã tiến hành xây dựng cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học,...

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép
  2. Tháng 1 – 1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
  3. Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.
  4. Tháng 3 – 1978, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đạo trước cuộc tấn công của hải quân Hoa Kỳ.

Câu 9: Đâu không phải một hoạt động của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

  1. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).
  2. Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012.
  3. Nghiên cứu, chế tạo vũ khí hạt nhân nhằm đe doạ các nước có ý đồ muốn xâm phạm chủ nghĩa biển đảo của Việt Nam.
  4. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai
  2. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
  3. Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.
  4. Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) được coi là một trong những cảng nước sâu tốt nhất châu Á. Vị trí và địa hình của vịnh rất thuận lợi cho xây dựng các cơ sở phòng vệ chiến lược quan trọng.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hằng năm đạt khoảng 23 triệu tấn.
  2. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở vùng biển Việt Nam được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỉ mỉ khí.
  3. Vùng ven biển Việt Nam còn có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: ti-tan, thiếc, vàng, sắt, man-gan, đất hiếm,... trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
  4. Huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng) là một quần đảo với hơn 300 đảo lớn nhỏ, có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và có tiềm năng du lịch phong phú.

Câu 3: Đây là một phần của tấm bản đồ nào?

  1. Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686)
  2. Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774)
  3. Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838)
  4. An Nam đại quốc hoạ đồ (1838)

Câu 4: Dưới thời vua Gia Long, triều đình đã tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa một cách quy củ, ví dụ như:

  1. Tổ chức đội thuỷ quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở đây
  2. Cử thuỷ quân ra quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hằng năm và trở thành luật lệ
  3. Coi việc vẽ bản đồ khu vực Hoàng Sa và Trường Sa là trọng trách của Nhà nước, lệnh cho cắm dấu mốc tại nơi khảo sát và thực hiện cứu nạn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại khu vực
  4. Cho người dựng miếu và trồng cây ở một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Từ ngày 13 đến ngày 28 – 4 – 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.
  2. Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  3. Năm 2002, huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (từ năm 2007 thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà được thành lập.
  4. Trong huyện Trưởng Sa có các đơn vị hành chính nhỏ hơn như: thị trấn Trường Sa (bao gồm đảo Trường Sa và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận), xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)....

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cuối thế kỉ XIX, công ty bảo hiểm Anh đòi Trung Quốc bồi thường vì không đảm bảo an ninh hàng hải khi ngư dân nước này đã lấy hàng hoá từ con tàu Bê-lô-na (Đức) bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, chính quyền Mãn Thanh đã từ chối bồi thường với lí do là:

  1. Quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
  2. Việt Nam mới là nước bắn phá con tàu đó.
  3. Công ty này đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: “Điều 4: Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hoà bình mà không viện đến sự đe doạ hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”

Điều khoản này được trích trong:

  1. Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc kí vào ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia.
  2. Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc kí vào ngày 20/11/2022 tại Jakarta, Indonesia.
  3. Luật chủ quyền Biển Đông được các nước ASEAN kí kết vào 22/05/2007 tại Hà Nội, Việt Nam.
  4. Luật chủ quyền Biển Đông được các nước ASEAN và Trung Quốc kí kết vào 12/03/2022 tại Hà Nội, Việt Nam.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay