Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: “Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống ………. đã bùng nổ mạnh mẽ ở Indonesia.”

Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. Thực dân Hà Lan
  2. Thực dân Anh
  3. Chế độ phong kiến
  4. Thực dân Hà Lan và thực dân Anh

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) có sự hưởng ứng và tham gia của:

  1. Tầng lớp vô sản trong xã hội
  2. Nhiều hoàng tộc, quý tộc và lực lượng của họ
  3. Các lãnh chúa và đông đảo nhân dân trên đảo Java và các đảo khác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm nào và kéo dài trong bao lâu?

  1. 1470, kéo dài hơn 4 thế kỉ
  2. 1496, kéo dài gần 4 thế kỉ
  3. 1521, kéo dài hơn 3 thế kỉ
  4. 1643, kéo dài hơn 100 năm

Câu 4: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào

  1. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920
  2. 1920 – 1945
  3. 1945 – 1954
  4. 1954 – 1975

Câu 5: Đảng cộng sản được thành lập ở nước nào vào năm 1920?

  1. Indonesia
  2. Việt Nam
  3. Malaysia
  4. Thái Lan

Câu 6: Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?

  1. Việt Nam
  2. Indonesia
  3. Lào
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ:

  1. Brunei
  2. Singapore
  3. Myanmar
  4. Lào

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Bonifacio (1863 - 1897) được người dân Philippines gọi là “Cha đẻ của cách mạng”, là vị anh hùng dân tộc Philippines và được thừa nhận là vị Tổng thống đầu tiên của Philippines.
  2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Myanmar bùng lên mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XX.
  3. Mục tiêu của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Myanmar hướng đến đánh đuổi quân Anh ra khỏi đất nước, đồng thời cho thấy sức mạnh của mình, chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Từ năm 1920, đã xuất hiện hơn 300 hội của người Myanmar chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh.

Câu 9: Câu nào sau đây là đúng về phong trào đấu trở Đông Nam Á lục địa?

  1. Liên minh đoàn kết chiến đấu chống thực dân Pháp là biểu tượng cao đẹp của nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia.
  2. Achar Xoa liên minh với Nguyễn Hữu Huân lập căn cứ kháng chiến lâu dài dọc biên giới Châu Đốc, Hà Tiên.
  3. Pu Kom Pô liên minh với Trương Quyền, Võ Duy Dương, được các cộng đồng người Khmer, Việt, Chăm, Xtiêng hưởng ứng đông đảo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN là:

  1. Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Chống biến đổi khí hậu và Cộng đồng Thể thao.
  2. Cộng đồng An ninh – Chính trị, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá – Xã hội
  3. Hiệp ước Đông Nam Á, Cộng đồng Văn hoá – Xã hội, Tuyên bố Ứng xử các bên ở Biển Đông.
  4. Cộng đồng Chống biến đổi khí hậu, Hiệp ước Đông Nam Á, Điều ước Jakarta.

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở:

  1. Indonesia và Malaysia
  2. Indonesia và Philippines
  3. Malaysia và Brunei
  4. Singapore

Câu 2: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) kết thúc, tình hình đấu tranh của Indonesia như thế nào?

  1. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng khắp các đảo của nước này.
  2. Phong trào đấu tranh suy giảm, không còn gây được khó khăn gì thực dân nữa.
  3. Phong trào đấu tranh trở thành xung đột vũ trang của nhiều thế lực: giữa người dân Indonesia với thực dân, giữa người dân với nhau, giữa các nước thực dân với nhau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược Miến Điện, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với:

  1. Nhiều thiên tai và biến cố, khiến cho thực dân Anh không thu được nhiều kết quả như mong muốn.
  2. Sự tranh giành ảnh hưởng của Pháp
  3. Cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Thực dân Pháp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam từ năm nào?

  1. 1858
  2. 1869
  3. 1884
  4. 1911

Câu 5: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở Campuchia?

  1. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivotha (1861 – 1892)
  2. Cuộc khởi nghĩa của Acha Soa (1863 – 1866)
  3. Cuộc khởi nghĩa của Pucombo (1866 – 1867)
  4. Cuộc khởi nghĩa của Jose Rizal (1895 – 1899)

Câu 6: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ:

  1. Đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc
  2. Đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh chống xâm lược
  3. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang
  4. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.

Câu 7: Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore đã tiến hành:

  1. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
  2. Đấu tranh chống sự kìm hãm kinh tế của các nước phương Tây
  3. Chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX
  4. Chiến lược dịch vụ hoá từ những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 8: “Tiến hành chiến lược Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu, nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu.” Đây là một công cuộc tái thiết và phát triển của nhóm năm nước sáng lập ASEAN. Công cuộc này diễn ra vào thời gian nào?

  1. Đầu thế kỉ XX
  2. Từ sau khi giành độc lập đến năm 1967
  3. Từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980
  4. Từ những năm 1990 đến nay

Câu 9: Công cuộc tái thiết và phát triển của nhóm năm nước sáng lập ASEAN từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980 cho kết quả gì?

  1. Không đạt được kết quả gì khả quan, xã hội còn quá nhiều vấn đề nan giải
  2. Đạt được chút ít thành tựu như đời sống người dân khấm khá lên một chút, công nghiệp bắt đầu được chú trọng.
  3. Kinh tế, xã hội biến đổi to lớn, tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, kinh tế đối ngoại tăng trưởng nhanh
  4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, thậm chí Singapore còn trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Ở Miến Điện, thực dân Anh đã gặp khó khăn như thế nào mới chiếm được nước này?

  1. Phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 – 1885)
  2. Phải đối mặt với một triều đình có nhiều người yêu nước và quân đội hùng mạnh
  3. Không thích ứng được với thời tiết khắc nghiệt khác hoàn toàn với chính quốc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ở Việt Nam, từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch gì của thực dân Pháp?

  1. Đánh chậm, kiểm soát kĩ
  2. Đánh nhanh, thắng nhanh
  3. Biến Đông Dương thành tân thế giới.
  4. Cả B và C.

Câu 3: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920, phong trào đấu trào theo ý thức hệ phong kiến dần được thay thế bằng:

  1. Phong trào theo xu hướng cộng sản
  2. Phong trào theo xu hướng tư sản
  3. Phong trào theo xu hướng hợp tác cùng phát triển.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á?

  1. Về kinh tế, sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.
  2. Về chính trị, việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân dã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.
  3. Về văn hoá, chính sách khai hoá văn minh của thực dân đã góp phần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, những giá trị truyền thống và thay vào đó là những điều tân tiến, văn minh, đặt nền tảng cho sự thay đổi về nhận thức.
  4. Bên cạnh những tác động tiêu cực, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở (mở mang đường giao thông, xây dựng thành phố hải cảng mới,...).

Câu 5: “Những gì mà người Singapore cần là sự trợ giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các ngành công nghiệp sản xuất chứ không phải là sự phụ thuộc vào những chuyến viện trợ liên tục... Chúng ta không thể sống bằng cái bát đi ăn xin”.

Đoạn trích trên là của ai?

  1. Lý Quang Diệu
  2. Lý Hiển Long
  3. Halimah Yacob
  4. Ngô Tác Đống

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Ở Indonesia, nửa sau thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ rộng khắp: Aceh (tháng 10 – 1873), Sumatra (1873 – 1909), Ba Tắc (1878 – 1907), Kalimantan (1884 – 1886),...
  2. Lãnh đạo phong trào yêu nước nửa thế kỉ XIX ở Indonesia là giai cấp vô sản, những người tiếp thu những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin.
  3. Trên quốc kì Indonesia, hai màu đỏ và trắng được cho là tạo ra bởi những người đấu tranh chống thực dân Hà Lan vì độc lập, tự do của nhân dân Indonesia. Họ đã thể hiện tinh thần dân tộc qua việc bỏ đi dòng kẻ màu xanh trên lá cờ có ba màu của Hà Lan.
  4. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, chính sách thuế, chính sách cưỡng bức lao động, của thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra ở các tỉnh Batangas, Bulacan, Cavite, Laguna, Mindanao, Sulu trên đất nước Philippines.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về quá trình tái thiết và phát triển của một số nước Đông Nam Á?

  1. Brunei được trao trả độc lập vào năm 1970. Brunei có sự tương đồng với Nhật Bản: tuy không có nguồn tài nguyên phong phú nhưng nhờ chính sách mở cửa, thúc đẩy giáo dục, phát triển khoa học công nghệ cao, Brunei đã nhanh chóng trở thành một trong những nước có thu nhập đầu người vào hàng cao nhất thế giới,
  2. Myanmar sau khi được Anh trao trả độc lập đã thực hiện chính sách tự lực hướng nội, kinh tế tăng trưởng chậm chạp. Từ cuối năm 1988, chính phủ Mi-an-ma tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có phần khởi sắc. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân Mi-an-ma vẫn còn rất nhiều khó khăn.
  3. Timor Leste đã tuyên bố độc lập vào ngày 28 – 11 – 1975, sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi nước này.
  4. Ngày 20 – 5 – 2002, Timor Leste đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á?

  1. Các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX.
  2. Sau khi giành độc lập năm 1984, Bru-nây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mi-an-ma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
  3. Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao.
  4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 13 000 tỉ USD từ năm 2018.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay