Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám năm 1945)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám năm 1945). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

Câu 1: Quốc gia nào dưới đây có vị trí địa lí được coi là “cầu nối” giữa khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo?

  1. Việt Nam
  2. Lào
  3. Thái Lan
  4. Mianma

 

Câu 2: Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của:

  1. Nhà Hán
  2. Nhà Ngô
  3. Nhà Lương
  4. Nhà Đường

 

Câu 3: Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Nguyên xâm lược (1288)?

  1. Tiên phát chế nhân
  2. Đánh thành diệt viện
  3. Vườn không nhà trống
  4. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng

 

Câu 4: Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện điều gì?

  1. Mong muốn chiến thắng quân xâm lược trong mùa Xuân
  2. Ý chí và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc
  3. Ý chí và quyết tâm duy trì nền hòa bình của dân tộc
  4. Mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui

 

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ( năm 248) đã:

  1. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt
  2. Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân Việt Nam
  3. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam
  4. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm

 

Câu 6: “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt, nằm da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.

Đây là câu nói của ai?

  1. Lý Thường Kiệt
  2. Trần Hưng Đạo
  3. Trần Thánh Tông
  4. Quang Trung

Câu 7: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi (544), Lý Bí đã:

  1. Lập ra nhà nước Đại Cồ Việt
  2. Lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế
  3. Tiến hành cải cách đất nước
  4. Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa

Câu 8: Tháng 06/1407 diễn ra sự kiện gì?

  1. Nhà Minh huy động một lực lượng quân đội lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm lược nước Đại Ngu
  2. Thành Đa Bang, Đông Đô (Hà Nội) lần lượt thất thủ trước quân Minh, nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hoá)
  3. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ bị thất bại
  4. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi

Câu 9: Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm:

  1. Lật đổ ách cai trị của quân Thanh
  2. Chống lại chính quyền chúa Nguyễn
  3. Lật đổ ách cai trị của quân Minh
  4. Chống lại chính quyền Lê - Trịnh

 

Câu 10: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?

  1. Phong trào đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước
  2. Phong trào đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc
  3. Phong trào để lại bài học cho chính quyền sau này, đó là phải thật nhẫn tâm, tàn độc
  4. Cả A và B

Câu 11: Đâu là nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Triệu?

  1. Sau nhiều năm tấn công Âu Lạc thất bại, Triệu Đà lập kế giảng hoà với An Dương Vương để tìm hiểu bí mật quân sự của thành Cổ Loa, rồi bất ngờ đánh úp. Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc thất bại
  2. Sau nhiều năm tấn công Âu Lạc thất bại, Triệu Đà bày kế gả con trai Trọng Thuỷ của mình cho công chúa Mị Châu của An Dương Vương. Trọng Thuỷ lừa gạt tình cảm của Mị Châu rồi lấy cắp nỏ thần mang về. Triệu Đà phát động cuộc chiến một lần nữa và đánh bại hoàn toàn Âu Lạc
  3. An Dương Vương với tài thế kinh người, lại được lòng dân nên dễ dàng đẩy lùi các cuộc xâm lược của Triệu Đà. Sau khi Triệu Đà mất thì nước ta yên bình
  4. Nhờ thần Kim Quy giúp đỡ, An Dương Vương có được vũ khí bí mật là nỏ thần, nhờ đó đã dễ dàng phản kích lại Triệu Đà. Quân ta dành chiến thắng vang dội

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789)?

  1. Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng
  2. Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn
  3. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc Thanh
  4. Tiến công bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc

 

Câu 13: Có một số cuộc kháng chiến trong thành công trong thời kì phong kiến Việt Nam. Đâu là nguyên nhân?

  1. Những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân
  2. Trong quá trình tổ chức kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng
  3. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Tình hình ở Đàng Ngoài như thế nào vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XVIII:

  1. Chính quyền Trịnh - Lê suy thoái, không chăm lo đời sống nhân dân
  2. Mất mùa, đói kém diễn ra thường xuyên
  3. Các cuộc khởi nghĩa liên tục bùng nổ
  4. A, B, C đúng

 

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 – 1077?

  1. Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp nhiều khó khăn, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài
  2. Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt
  3. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc”. Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống
  4. Kết quả cuộc kháng chiến: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại vùng đất Lưỡng Quảng (Quảng Tây và Quảng Đông), nối lại bang giao hai nước

Câu 16: Vì sao trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?

  1. Vì nếu xâm chiếm được Việt Nam, quân xâm lược có thể chiếm cứ cả thế giới
  2. Vì Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng
  3. Vì Việt Nam nắm giữ cánh cổng ma thuật đi đến tận cùng của sức mạnh
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 17: Dưới đây là nguyên nhân thắng lợi của các các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thời phong kiến. Ý nào không đúng?

  1. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc
  2. Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều cổ vũ mạnh mẽ cho bộ phận quân đội chiến đấu hết sức có thể, áp dụng tốt các vũ khí hiện đại
  3. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo
  4. Những người lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đều là các vị tướng lĩnh tài năng, mưu lược như: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ,...

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

  1. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình
  2. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
  3. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”
  4. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng

 

Câu 19: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), triều Lý đã thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”, chủ động tập kích vào các căn cứ Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (Trung Quốc) nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống
  2. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật “đánh chậm, kiểm soát kĩ” một cách thuần thục, qua đó giam hãm quân Thanh trong một thời gian dài, khiến chúng phải đầu hàng trong khi bên ta không mất quá nhiều binh sĩ và tài nguyên
  3. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa
  4. Trong quá trình xâm lược, quân giặc còn gặp một số khó khăn như đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên của Đại Việt,...

Câu 20: “Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285, nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Bình Than (1282) triệu tập vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh để bàn kế sách đánh giặc. Trong thời gian này, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ khích lệ quân sĩ đứng lên đánh giặc. Năm 1285, tại điện Diên Hồng ở kinh thành Thăng Long, khi Thượng hoàng Trần Thánh Tông hỏi về quyết tâm đánh giặc, các bộ lão đồng thanh hổ lớn: “Đánh””

Đoạn trên đây phản ánh điều gì?

  1. Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn
  2. Hoả lực của ta rất mạnh
  3. Triều đình và quân đội hiểu biết tường tận về quân Nguyên
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 21: Đây là lược đồ trận chiến nào?

  1. Kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938
  2. Kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258
  3. Kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285
  4. Kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?

  1. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê
  2. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm
  3. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước
  4. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau

 

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về vị trí của Việt Nam?

  1. Thuộc khu vực Đông Nam Á
  2. Thuộc khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
  3. Nằm ở khu vực có sự tác động lớn nhất đến rất nhiều vấn đề trên thế giới như phát triển kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu,…
  4. Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên diễn ra năm 1285 do Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn chỉ huy với trận quyết chiến ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và Thăng Long
  2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên diễn ra năm 1287 - 1288 do Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn chỉ huy với trận quyết chiến ở sông Bạch Đằng
  3. Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm diễn ra năm 1770 do Nguyễn Ánh chỉ huy với trận quyết chiến ở Gia Định
  4. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra năm 1789 do Nguyễn Huệ chỉ huy với trận quyết chiến ở Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

  1. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước
  2. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao giá trị và chiến tích lịch sử, để ngàn đời sau con cháu có thể lấy đó mà chê bai những dân tộc khác không có lịch sử dài lâu
  3. Lịch sử chống ngoại xâm vừa thử thách, vừa tôi luyện dân tộc ta
  4. Những cuộc chiến tranh yêu nước đã tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn, chí quật cường bất khuất, trí thông minh sáng tạo,...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay