Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)(P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) (PHẦN 1)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

  1. Ruộng đất công ngày càng mở rộng
  2. Sản xuất nông nghiệp sa sút
  3. Thường xuyên mất mùa, đói kém
  4. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV?

  1. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển; đời sống nhân dân ổn định
  2. Đại Việt phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh
  3. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng ngày càng phổ biến
  4. Xuất hiện những mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực

 

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  1. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”
  2. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng
  3. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn
  4. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra

 

Câu 4: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh:

  1. Nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu
  2. Nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt
  3. Tình hình đất nước từng bước ổn định
  4. Nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao

 

Câu 5: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là:

  1. Tổng trấn
  2. Trấn thủ
  3. Tuần phủ
  4. Huyện lệnh

 

Câu 6: Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua và tầng lớp quý tộc, quan lại cuối nhà Trần:

  1. Ngày càng chuyên quyền, độc đoán, muốn phát động chiến tranh với phương Bắc
  2. Ngày càng mở rộng các loại hình kinh tế thay thế cho làm nông nghiệp truyền thống
  3. Ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, ở cấp trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay:

  1. Các quan đại thần – những võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  2. Các hoạn quan
  3. Hậu cung
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng là:

  1. Quân đội
  2. Kinh tế
  3. Ngoại giao
  4. Hành chính

Câu 9: Đâu là cải cách về kinh tế của triều Hồ?

  1. Phát hành tiền giấy
  2. Cải cách chế độ thuế khoá
  3. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Trong thời kì trị vì của vua Lê Thánh Tông, nhà nước đã tổ chức được bao nhiêu khoa thi Hội và lấy được bao nhiêu Tiến sĩ?

  1. 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 500 Tiến sĩ
  2. 120 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 500 Tiến sĩ
  3. 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 1500 Tiến sĩ
  4. 120 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 1500 Tiến sĩ

Câu 11: Câu nào sau đây đúng về Chế độ đình nghị ở thời vua Minh Mạng?

  1. Chế độ đình nghị được cải tổ từ Hội đồng đình thần đã được lập dưới thời Gia Long, mở rộng thành phần tham dự nghị bàn đến chức Tham hiệp trở lên
  2. Với chế định này, Hội đồng giống như một chính phủ mở rộng, tư vấn cho nhà vua
  3. Các phiên đình nghị được ấn định vào các ngày chẵn 2, 8, 16 và 24 âm lịch hằng tháng để nghị bàn về các công việc liên quan đến chính trị, hành chính
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Từ nửa sau thế kỉ XIV, vì cuộc sống khổ cực, nhiều nông dân phải:

  1. Đi phiêu bạt khắp nơi hoặc vào nam khai hoang
  2. Bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì
  3. Căng buồm ra biển lớn đánh bắt thuỷ sản
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Câu nào sau đây đúng về bối cảnh lịch sử trước khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi?

  1. Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, các vị vua kế vị thường ít tuổi. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng,... ngày càng trở nên phổ biến
  2. Vua Lê Thái Tông lên ngôi vua lúc 10 tuổi, Lê Nhân Tông lên ngôi lúc 2 tuổi không đủ khả năng kiềm chế tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ triều đình
  3. Sự lộng hành của một số quyển thần đã gây nên vụ án oan “Lệ Chi Viên” đối với gia đình Nguyễn Trãi
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Năm 1810, triều Nguyễn được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, đất nước là một dải dài từ vùng núi phía bắc đến vùng biển phía nam
  2. Năm 1810, Nguyễn Huệ nhường ngôi cho Nguyễn Ánh, lập ra triều Nguyễn, đóng đô ở Gia Định
  3. Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, cai quản đất nước rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam
  4. Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, đất nước rộng lớn, kéo dài từ vùng núi Bắc Bộ đến đồng bằng Đông Nam Bộ hiện nay, nhưng quyền lực thực tế chỉ có ở vùng miền Trung, nơi triều Nguyễn đóng đô

Câu 15: Từ nửa sau thế kỉ XIV, triều Trần suy yếu đến mức nào?

  1. Dân chúng nghèo khổ, nhân tài không còn một ai, quân lực chỉ để làm cảnh
  2. Không còn năng lực tổ chức và quản lí đất nước, người người bất tuân, nội chiến xảy ra khắp nơi
  3. Không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước, bất lực trước các cuộc tấn công của Chăm-pa và những yêu sách ngang ngược của nhà Minh
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 16: Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm:

  1. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước
  2. Tăng cường sự bình đẳng, dân chủ, giảm thiểu quyền lực của Hoàng tộc và các thế lực lớn trong nước
  3. Biến nước ta trở thành một nước công nghiệp tiên tiến
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 17: Vì sao từ nửa sau thế kỉ XIV, mất mùa, đói kém xảy ra nhiều?

  1. Vì thiên tai xảy ra triền miên, nhân dân không có cách nào xoay xở
  2. Vì nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,...
  3. Vì thế hệ người trẻ chỉ ham mê chơi bời, không còn biết cách làm nông của ông cha
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Trước khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, ở địa phương, việc đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo đã khiến cho:

  1. Nước ta bị ngầm chia thành 5 nước nhỏ, nguy cơ nội chiến là rất cao
  2. Việc quản lí hành chính ở mỗi địa phương trở nên khó khăn gấp bội
  3. Quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 19: Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Minh Mạng đã:

  1. Thi hành các biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước
  2. Áp dụng mô hình chính quyền của phương Tây với chế độ quân chủ lập hiến
  3. Nâng cao tối đa sức mạnh quân đội, và dùng quân đội để thi hành chính sách cưỡng bức, ép buộc
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Hồ Quý Ly và triều Hồ ban hành chính sách hạn điền nhằm:

  1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, giảm sưu thuế ruộng đất cho nông dân nghèo
  2. Loại bỏ sự sở hữu ruộng đất của người dân, biến ruộng đất thành một công cụ để kiểm soát đất nước
  3. Hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất trong các điền trang, thái ấp của tầng lớp quý tộc
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 21: Tấm bản đồ này mô tả nơi nào?

  1. Hoàng thành Thăng Long
  2. Văn miếu Quốc tử giám
  3. Cửa Nam
  4. Thành Tây Đô

Câu 22: Vua Minh Mạng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của:

  1. Đô sát viện và lục Tự
  2. Đô sát viện và lục Khoa
  3. Quốc tử giám, Hàn lâm viện
  4. Hàn lâm viện và lục Tự

Câu 23: Đâu không phải là cải cách về giáo dục ở triều Hồ?

  1. Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu
  2. Triều Hồ chú trọng tổ chức các kì thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước. Trong 7 năm (1400 – 1407), triều Hồ đã tổ chức hai kì thi, lấy đỗ gần 200 người, trong đó có một Trạng nguyên
  3. Triều Hồ đổi mới cơ chế giảng dạy, thay đổi chương trình học: không còn đề cao môn Văn nữa, mà tập trung vào các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hoá, Sinh,…
  4. Dưới triều Hồ, chữ Nôm được đề cao, sử dụng trong các sáng tác văn chương, nhiều sách chữ Hán được dịch sang chữ Nôm để dạy cho phi tần, cung nữ như Quốc ngữ thi nghĩa, chương Vô dật trong Kinh thư,...

Câu 24: Đâu là kết quả cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?

  1. Cuộc cải cách đã làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, để cao quyền hành toàn diện của hoàng đế
  2. Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ
  3. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông “khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau. Chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay”
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về bộ máy hành chính nhà nước trước khi vua Minh Mạng lên ngôi?

  1. Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh
  2. Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện
  3. Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành
  4. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thống nhất mạnh mẽ với nhau nhưng lại không có sự phân quyền hợp lí

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay