Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

BÀI 13: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

(39 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị quốc gia nào chiếm đóng?

  1. Mỹ.
  2. Pháp.
  3. Đức.
  4. Liên Xô.

Câu 2: Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” vào giai đoạn nào sau đây?

  1. 1945-1952.
  2. 1960-1973.
  3. 1952-1973.
  4. 1973-1980.

Câu 3: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Nhật Bản khi bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Thắng trận và thu được nhiều lợi nhuận.
  2. Thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề.
  3. Bại trận nhưng thu được nhiều lợi nhuận.
  4. Bại trận và bị tàn phá nặng nề.

Câu 4: Năm 1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước gì?

  1. “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á”.
  2. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”.
  3. “Hiệp ước liên minh Mĩ - Nhật”.
  4. “Hiệp ước chạy đua vũ trang”.

Câu 5: Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc diễn ra giữa:

  1. Đảng Cộng sản và Đảng Cộng hòa.
  2. Đảng Cộng hòa và Đảng Lập hiến.
  3. Đảng Lập hiến và Quốc dân đảng.
  4. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

Câu 6: Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949) ở Trung Quốc là

  1. Cả hai đảng đều tan rã và xuất hiện đảng thứ ba.
  2. Sự tan rã của Đảng cộng sản.
  3. Thắng lợi thuộc về Quốc dân Đảng.
  4. Sự tan rã của Quốc dân Đảng.

Câu 7: Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  1. Đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).
  2. Trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.
  3. Nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
  4. Chịu thiệt hại nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 8: Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là:

  1. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.
  2. Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia.
  3. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
  4. Việt Nam, Lào, Philippin.

Câu 9: Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại như thế nào?

  1. Thụ động, phụ thuộc vào Liên Xô.
  2. Thù địch với nhiều quốc gia.
  3. Xung đột biên giới với Ấn Độ.
  4. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

Câu 10: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là

  1. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
  2. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
  3. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
  4. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.

Câu 11: Ai là người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?

  1. Lưu Thiếu Kì.
  2. Đặng Tiểu Bình.
  3. Chu Ân Lai.
  4. Giang Trạch Dân.

Câu 12: Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?

  1. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949)
  2. Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978.
  3. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979).
  4. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999).

Câu 13: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của

  1. Đảng Cộng hòa.
  2. Đảng Dân chủ.
  3. Đảng Quốc đại.
  4. Đảng Cộng sản.

Câu 14: “Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra chủ trương chia Ấn Độ thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakistan dựa trên cơ sở nào?

  1. Lãnh thổ.
  2. Kinh tế.
  3. Tôn giáo.
  4. Văn hóa.

Câu 15: Năm 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại:

  1. Gia Các Ta (Inđônêxia).
  2. Băng Cốc (Thái Lan).
  3. Kuala Lumpur (Malaixia).
  4. Malina (Philippin).

Câu 16: Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào vào 2/12/1975 là gì?

  1. Nhân dân Lào giành được chính quyền trong cả nước.
  2. Chính phủ Lào được thành lập, ra mắt quốc dân.
  3. Mĩ kí hiệp định Viêng-chăn lặp lại hòa bình ở Lào.
  4. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập.

Câu 17: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 1967 bao gồm:

  1. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaixia, Philippin.
  2. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia.
  3. Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Brunây, Mianma.
  4. Philippin, Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.

Câu 18: Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?

  1. Tuyên bố ZOPFAN.
  2. Hiệp ước hòa bình, thân thiện.
  3. Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
  4. Tuyên bố Bali.

Câu 19: Thành viên thứ 6 của ASEAN là quốc gia nào?

  1. Bru – nây.
  2. Việt Nam.
  3. Lào.
  4. Trung Quốc.

Câu 20: Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?

  1. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
  2. Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên.
  3. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
  4. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nước nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

  1. Xingapo
  2. Malaysia
  3. Thái Lan
  4. Inđônêxia

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh khó khăn mà Nhật Bản gặp phải sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
  2. Bị các nước Đồng minh xâu xé lãnh thổ.
  3. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
  4. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?

  1. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
  2. Chính quyền Quốc dân đảng bị sụp đổ.
  3. Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thỏa hiệp thành lập một chính phủ chung.
  4. Lực lượng Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải đường lối đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1978?

=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay