Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

BÀI 9: CHIẾN TRANH LẠNH (1947 - 1989)

(36 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?

  1. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thực hiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
  2. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
  3. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp với các cuộc chiến tranh cục bộ lớn diễn ra.
  4. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh.

Câu 2: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?

  1. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).
  2. Kế hoạch Mác - san (1947).
  3. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949).
  4. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vác – sa – va (1955).

Câu 3: Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là gì?

  1. Liên minh kinh tế - chính trị giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
  2. Liên minh chính trị - quân sự của các nước châu Âu.
  3. Liên minh kinh tế - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa Đông Âu.
  4. Liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Câu 4: Theo Kế hoạch Mácsan (1947), Mĩ sẽ viện trợ cho Tây Âu bao nhiêu tiền để khôi phục kinh tế?

  1. 13,3 tỉ USD.
  2. 18,3 tỉ USD.
  3. 17,3 tỉ USD.
  4. 16,5 tỉ USD.

Câu 5: Thế nào là Chiến tranh lạnh?

  1. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh về kinh tế để khống chế các nước của Mĩ và Liên Xô.
  2. Là cuộc chạy đua quân sự giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  3. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh kinh tế để de dọa đối phương giữa Mĩ và Liên Xô.
  4. Là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi.

Câu 6: Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu bị chia cắt thành hai nước riêng biệt?

  1. Pháp.
  2. Đức.
  3. Anh.
  4. Liên Xô.

Câu 7: Tháng 3 – 1947, Tổng thống Mỹ đã thực hiện Chiến lược gì?

  1. Chiến lược kinh tế.
  2. Chiến lược xã hội.
  3. Chiến lược toàn cầu.
  4. Chiến lược bành trướng.

Câu 8: Tổng thống nào của Mĩ phát động “chiến tranh lạnh”?

  1. Ai – xen – hao.
  2. Tru – man.
  3. Ken – nơ – đi.
  4. Nich – xơn.

Câu 9: Địa điểm nào là nơi hai nước Mỹ và Liên Xô thống nhất tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?

A.Crưm.

  1. Ô – đét – xa.
  2. Man – ta.
  3. Xan Phran – xít – cô.

Câu 10: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa:

  1. Các nước Tây Âu và Mĩ
  2. Liên Xô và Mĩ.
  3. Mĩ và Nhật Bản.
  4. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.

Câu 11: Mục đích của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là:

  1. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
  2. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ.
  3. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
  4. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 12: Cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ chấm dứt vào thời gian nào?

A.Tháng 8/1989.

  1. Tháng 12/1989.
  2. Tháng 1/1991.
  3. Tháng 5/1991.

Câu 13: Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?

  1. Sự ra đời các tổ chức kinh tế ở châu Âu.
  2. Gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
  3. Gây ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong ba năm.
  4. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức.

Câu 14: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương – NATO được thành lập vào năm nào?

  1. 1949.
  2. 1959.
  3. 1945.
  4. 1958.

Câu 15: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào?

  1. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) năm 1972.
  2. Định ước Henxinki năm 1975.
  3. Cuộc gặp không chính thức giữa Mỹ và Liên Xô tại đảo Man - ta (12/1989).
  4. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ là gì?

  1. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.
  2. Sự đối lập về chế độ chính trị.
  3. Sự đối lập về khuynh hướng phát triển.
  4. Sự đối lập về chính sách đối nội, đối ngoại.

Câu 2: Đâu là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu?

  1. SEATO
  2. NATO
  3. CENTO
  4. ANZUS

Câu 3: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình thế giới trong thời kì Chiến tranh lạnh?

  1. Các nước phát triển và các nước kém phát triển luôn trong tình trạng đối đầu.
  2. Các cuộc chiến tranh bằng vũ khí từng bước được hạn chế.
  3. Các nước tăng cường chạy đua vũ trang, kho vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.
  4. Xu thế hòa hoãn, hòa bình ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.

Câu 4: Nội dung nào không phải biểu hiện của Chiến tranh lạnh?

  1. Những xung đột quyết liệt trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
  2. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe XHCN và TBCN trên lĩnh vực văn hóa.
  3. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
  4. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu

Câu 5: Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã có tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?

  1. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế - chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu.
  2. Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu.
  3. Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu - Đông Âu.
  4. Dẫn đến sự chia cắt châu Âu.

Câu 6: Chiến tranh lạnh chấm dứt dã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

  1. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hòa bình.
  2. Hội đồng Tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.
  3. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.
  4. Cuộc đua tranh giữa các cường quốc nhằm thiết lập trật tự thế giới đa cực diễn ra mạnh mẽ.

Câu 7: Tháng 3 – 1947, Tổng thống của Mĩ đã chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm mục đích gì ?

=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay