Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

(36 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải chịu thiệt hại như thế nào?

  1. Thiệt hại vật chất lên đến 2 600 rúp.
  2. Thiệt hại vật chất lên đến 2 600 tỉ rúp.
  3. Thiệt hại vật chất lên đến 2 600 triệu rúp.
  4. Thiệt hại vật chất tương đương 20% tài sản quốc gia.

Câu 2: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích gì?

  1. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
  2. Củng cố quốc phòng an ninh.
  3. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
  4. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Câu 3: Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh ở Liên Xô diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. 1945 – 1949.                                      B. 1946- 1950.
  2. 1947-1951. D. 1945- 1951.

Câu 4: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của nhân dân Xô Viết thực hiện trong hoàn cảnh nào?

  1. Là nước thắng trận, Liên Xô thu được nhiều thành quả từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
  2. Liên Xô cần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
  3. Khôi phục kinh tế, hằn gắn vết thương chiến tranh.
  4. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả nặng nề.

Câu 5: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào thời gian nào?

  1. Năm 1948.                              B. Năm 1950.
  2. Năm 1949. D. Năm 1947.

Câu 6: Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp:

  1. vũ trụ, điện hạt nhân.
  2. luyện kim, điện hạt nhân.
  3. quân sự, vũ trụ.
  4. cơ khí, điện hạt nhân.

Câu 7: Quốc gia nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

  1. Liên Xô.
  2. Nhật Bản.
  3. Trung Quốc.
  4. Mĩ.

Câu 8: Vào năm 1957, Liên Xô đã

  1. đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.
  2. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  3. chế tạo thành công bom nguyên tử.
  4. đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp.

Câu 9: Yuri Ga-ga-rin là ai?

  1. Là người đầu tiên thám hiểm Mặt Trăng.
  2. Là nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
  3. Là người đầu tiên thám hiểm sao Hỏa.
  4. Là người đã thiết kế - chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo Spút-nhích.

Câu 10: Từ năm 1950 đến những năm 1970, nhân dân Liên Xô đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

  1. Chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít.
  2. Tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế.
  3. Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
  4. Cải tổ đất nước theo con đường cộng sản chủ nghĩa.

Câu 11: M. Goóc – ba – chóp làm Tổng thống Liên Xô vào thời gian nào?

  1. Tháng 3 – 1985.
  2. Tháng 3 – 1990.
  3. Tháng 8 – 1991.
  4. Tháng 8 – 1989.

Câu 12: Năm 1961 diễn ra sự kiện gì trong công cuộc chinh phục vũ trụ ở Liên Xô?

  1. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.
  2. Phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ.
  3. Đưa con người lên Mặt Trăng.
  4. Đưa con người lên Sao Hỏa.

Câu 13: Từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ mấy trên thế giới?

  1. Thứ nhất. B. Thứ hai.
  2. Thứ ba. D. Thứ tư.

Câu 14: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. hòa bình, trung lập.
  2. chi phối đồng minh.
  3. ngăn cản phong trào giải phóng dân tộc.
  4. bảo vệ hòa bình thế giới.

Câu 15: Nguyên nhân chủ quan khiến chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu là:

  1. rập khuôn máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
  2. sự bao vây và chống phá của các nước tư bản Tây Âu.
  3. chính sách phá hoạt của các thế lực thù địch trong nước.
  4. sự mất đoàn kết trong khối xã hội chủ nghĩa.

Câu 16: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất nước phát triển?

  1. Công nghiệp nhẹ.
  2. Nông nghiệp.
  3. Tài chính.
  4. Công nghiệp nặng.

Câu 17: Tất cả nước Đông Âu đều lâm vào khủng hoảng kinh tế, thu nhập quốc dân giảm sút từ:

  1. Năm 1986.
  2. Năm 1987.
  3. Năm 1988.
  4. Năm 1989.

Câu 18: Sự kiện nào đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại?

  1. Sự sụp đổ của Liên Xô.
  2. Sự sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
  3. Sự tan rã của khối SEV và Vác – sa – va.
  4. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu 19: Vùng đất của nước Đức do Liên Xô quản lí gọi là:

  1. Cộng hòa Dân chủ Đức.
  2. Cộng hòa xã hội Đức.
  3. Cộng hòa Liên bang Đức.
  4. Cộng hòa chủ nghĩa Đức.

Câu 20: Thời điểm đỉnh cao khủng hoảng kinh tế - xã hội của các nước Đông Âu vào năm nào?

  1. Đầu năm 1987.
  2. Cuối năm 1987.
  3. Đầu năm 1988.
  4. Cuối năm 1988.

 

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Thành tựu khoa học – kĩ thuật nào của Liên Xô có ý nghĩa mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

  1. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  2. Phóng thành công tàu vũ trụ.
  3. Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
  4. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh trái đất.

Câu 2: Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay