Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Đâu không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?

A. Thời gian tồn tại ngắn.

B. Các chính sách chưa nhiều.

C. Quy mô chỉ ở cấp xã.

D. Chưa đưa ra chính sách tích cực.

Câu 2: Liên minh giữa công nhân và nông dân được thiết lập lần đầu tiên khi nào?

A. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925.

B. Phong trào công nhân 1926 – 1929.

C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

D. Phong trào dân tộc dân chủ 1925 – 1930.

Câu 3: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã có những biện pháp nào trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục?

A. Mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân.

B. Mở lớp dạy tiếng Pháp cho nhân dân.

C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.

D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp cho nhân dân.

Câu 4: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp bắt đầu trên cả nước từ năm nào?

A. Từ năm 1929.

B. Từ năm 1925.

C. Từ năm 1928.

D. Từ năm 1930.

Câu 5: Thời điểm nào đánh dấu sự bùng nổ của phong trào đấu tranh từ các tầng lớp lao động?

A. Tháng 10 – 1930.

B. Tháng 9 – 1930.

C. Tháng 5 – 1930.

D. Ngay từ đầu năm 1930.

Câu 6: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Kết hợp hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với bí mật bất hợp pháp.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương cụ thể cho hoàn cảnh mới.

C. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ dưới nhiều hình thức đấu tranh.

D. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 7: Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

A. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương pháp đấu tranh phong phú.

B. Tập hợp một lượng công - nông hùng mạnh.

C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.

D. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân.

Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?

A. Do Nghệ - Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh.

B. Do quan tâm chỉ đạo của Đảng Cộng sản.

C. Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933.

D. Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ - Tĩnh.

Câu 9: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?

A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.

B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.

C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.

D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”.

Câu 10: Vì sao nói Nghệ - Tĩnh là trung tâm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?

A. Diễn ra đồng đều, quyết liệt, một số nơi đã xuất hiện hình thái sơ khai của chính quyền cách mạng.

B. Phong trào đấu tranh nổi bật ở đây là các cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân và công nhân.

C. Phong trào ở đây đã khiến cho chính quyền thuộc địa hốt hoảng, phải tổ chức họp bàn cách đối phó.

D. Đã buộc thực dân Pháp và tay sai phải từ bỏ chính quyền ở cấp tỉnh.

Câu 11: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thời gian nào?

A. Tháng 3 – 1939.

B. Tháng 6 – 1939.

C. Tháng 9 – 1939.

D. Tháng 12 – 1939.

Câu 12: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính quyền thuộc địa đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?

A. Chính sách “Kinh tế thời chiến”.

B. Chính sách “Thuộc địa thời chiến”.

C. Chính sách “Kinh tế mới”.

D. Chính sách “Kinh tế chỉ huy”.

Câu 13: Cuối năm 1944, có bao nhiêu người dân Việt Nam chết vì nạn đói?

A. 1 triệu người.

B. 2 triệu người.

C. 2,5 triệu người.

D. 3 triệu người.

Câu 14: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được nêu ra trong:

A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).

B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).

C. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (4/1945).

D. Hội nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (12/03/1945).

Câu 15: Từ tháng 6 - 1945, căn cứ địa chính của cách mạng Việt Nam là:

A. căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

B. căn cứ địa Cao Bằng.

C. khu Giải Phóng Việt Bắc.

D. chiến khu Tân Trào.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay