Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Đâu là thất bại đánh dấu sự chấm dứt chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ tại Việt Nam?
A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.
C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Câu 2: Mĩ phát động chiến dịch ném bom rải thảm ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian nào dưới đây?
A. Từ 12 - 8 - 1972 đến 29 - 12 - 1972.
B. Từ 18 - 12 - 1972 đến 29 - 12 - 1972.
C. Từ 8 - 12 - 1972 đến 20 - 12 - 1972.
D. Từ 8 - 12 - 1972 đến 20 - 12 - 1972.
Câu 3: Chiến thắng nào đã chứng minh khả năng của quân dân miền Nam trong việc đánh bại quân chủ lực Mĩ?
A. Chiến thắng Núi Thành.
B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
D. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.
Câu 4: Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 (9/1975), nhiệm vụ trọng tâm nào được xác định?
A. đề ra chủ trương giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
B. đề ra đường lối đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. đề ra kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế - xã hội.
Câu 5: Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất (1976) đã thông qua quyết định gì về tên nước?
A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Việt Nam Cộng hòa.
D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam.
Câu 6: Đường lối đổi mới đất nước được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?
A. Đại hội V (1982).
B. Đại hội VI (1990).
C. Đại hội V (1986).
D. Đại hội VI (1986).
Câu 7: Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh là:
A. Tư bản tài chính xuất hiện và chi phối thế giới.
B. Các trung tâm kinh tế- tài chính Tây Âu và Nhật Bản ra đời.
C. Sự phát triển của các cường quốc và Liên minh châu Âu (EU).
D. Sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các tổ chức độc quyền.
Câu 8: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là:
A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
B. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
C. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi
Câu 9: Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”.
B. Trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.
C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.
D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.
Câu 10: Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định nước Nga theo thể chế nào?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Dân chủ tư sản.
C. Tổng thống liên bang.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 11: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là:
A. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
B. quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô.
C. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Đông Âu.
D. quốc gia đứng đầu Liên bang Xô viết.
Câu 12: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1990 – 1995?
A. Tăng trưởng âm.
B. Tăng trưởng nhanh chóng.
C. Phát triển xen kẽ khủng hoảng.
D. Tăng trưởng chậm.
Câu 13: Trong đợt dịch Covid – 19, tình hình nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?
A. Tăng trưởng nhanh chóng.
B. Tăng trưởng ở mức thấp.
C. Tăng trưởng âm.
D. Tăng trưởng ổn định.
Câu 14: Năm 2020, tình hình nền kinh tế Hàn Quốc như thế nào?
A. Tăng trưởng âm.
B. Tăng trưởng ổn định.
C. Tăng trưởng nhanh chóng.
D. Tăng trưởng ở mức thấp.
Câu 15: Hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á là gì?
A. Tập trung phát triển kinh tế dịch vụ.
B. Tập trung công nghiệp nặng, khai thác.
C. Tập trung khôi phục kinh tế, chạy đua vũ trang.
D. Tập trung ngành kinh tế công nghệ cao.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc tư liệu sau:
“Thập niên 1990 chứng kiến sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Các chính sách kinh tế mới giúp Mỹ tăng trưởng trung bình 3,8% mỗi năm, cùng với sự tăng cường vai trò của các tập đoàn công nghệ lớn. Tuy nhiên, một số bất ổn tài chính ngắn hạn cũng xảy ra, phản ánh sự nhạy cảm của nền kinh tế toàn cầu hóa.”
( “The U.S. Economy in the 1990s”- American Economic Review, 2001.)
a) Trong thập niên 1990, kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
b) Chính sách kinh tế thời Tổng thống Bill Clinton góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
c) Giai đoạn này chứng kiến vai trò nổi bật của các tập đoàn công nghệ lớn trong nền kinh tế Mỹ.
d) Những bất ổn tài chính ngắn hạn không làm ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế tổng thể của Mỹ.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội, được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích bảo đảm hòa bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực”.
(Trích: Tuyên bố Ba-li II, năm 2003)
a) Chính trị và an ninh là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
b) Cộng đồng ASEAN được chính thức thành lập năm 2007.
c) Cộng đồng ASEAN được thành lập 10 năm sau khi ASEAN chính thức thông qua Hiến chương.
d) Một trong những mục đích của việc thành lập Cộng đồng ASEAN là hướng đến một khu vực Đông Nam Á cùng phát triển thịnh vượng.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................