Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 03:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Một hệ quả nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là gì?

A. Chiến tranh lạnh.

B. Toàn cầu hóa.

C. Công nghiệp hóa.

D. Hòa bình, hòa hoãn.

Câu 2: Cách mạng xanh là cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp.

B. Dịch vụ.

C. Nông nghiệp.

D. Xây dựng.

Câu 3: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại là gì? 

A. Do những biến cố của khí hậu.

B. Do các nước tư bản tạo ra.

C. Do thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới.

D. Do những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất.

Câu 4: Năm nào Việt Nam hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên toàn quốc? 

A. Năm 2008.

B. Năm 2010.

C. Năm 2012.

D. Năm 2015.

Câu 5: Năm 2020, Việt Nam ký kết hiệp định nào quan trọng?

A. Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

B. Thương mại tự do Việt Nam – EU.

C. Thương mại với Trung Quốc.

D. Thương mại với Mỹ.

Câu 6: Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN năm nào?

A. Năm 2022.

B. Năm 2020.

C. Năm 1995.

D. Năm 1993.

Câu 7: Hiện nay, ASEAN có bao nhiêu thành viên?

A. 9 quốc gia.

B. 10 quốc gia.

C. 11 quốc gia.

D. 12 quốc gia.

Câu 8: Cộng đồng nào có nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới?

A. EURO.

B. WTO.

C. ASEAN.

D. VACA.

Câu 9: Năm 1995, quốc gia nào tham gia ASEAN?

A. Lào.

B. Bru – nây.

C. Cam – pu – chia.

D. Việt Nam.

Câu 10: Sau khi trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991), chính sách đối ngoại của Mĩ là gì?

A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo

B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố

C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới

Câu 11: Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?

A. Ngăn đe thực tế.

B. Cam kết và mở rộng.

C. Phản ứng linh hoạt.

D. Trả đũa ồ ạt.

Câu 12: Vị tổng thống vĩ đại nhất nước Nga là ai?

A. Boris Yeltsin.

B. Dmitry Medvedev.

C. Vladimir Putin.

D. Lê-nin.

Câu 13: Từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, đất nước nào đã thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường” tạo hệ thống kinh tế mới?

A. Liên Bang Nga.

B. Mỹ.

C. Trung Quốc.

D. Nhật Bản.

Câu 14: Các nước châu Á nào bắt đầu tham gia vào quá trình cạnh tranh quyền lực từ thập niên thứ hai thế kỉ XXI?

A. Việt Nam, Ấn Độ.

B. Lào, Nhật Bản.

C. Nhật Bản, Ấn Độ.

D. Sin – ga – po, Lào.

Câu 15: Tháng 12-1978, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ:

A. biên giới phía Bắc.

B. biên giới Tây Nam.

C. biên giới phía Tây.

D. biên giới phía Đông.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc tư liệu sau:

“Từ năm 1991, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái, đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn tăng trưởng kinh tế 'thần kỳ'. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp kích thích kinh tế, Nhật Bản vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn, dẫn đến hai thập kỷ được gọi là 'Thập kỷ mất mát'. Trong giai đoạn này, GDP danh nghĩa của Nhật Bản giảm xuống dưới mức của năm 1992, và tiền lương bình quân hàng năm chỉ tăng 5% trong suốt 30 năm từ 1991 đến 2021. Đồng thời, Nhật Bản vẫn duy trì vị thế là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.”

(Nguyễn Minh Hằng, Nhật Bản: Hai thập kỷ mất mát và bài học cho thế giới, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 2 (2021), tr.123-124.)

a) Nhật Bản đã khôi phục hoàn toàn nền kinh tế sau giai đoạn suy thoái kéo dài từ năm 1991.

b) Các biện pháp kích thích kinh tế của Nhật Bản sau 1991 đều đạt hiệu quả rõ rệt và đem lại sự thịnh vượng lâu dài.

c) Mặc dù gặp khó khăn, Nhật Bản vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.

d) Trong suốt ba thập kỷ qua, tiền lương bình quân hàng năm ở Nhật Bản tăng đều đặn, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau:

Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá. “Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

(” Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay”, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Phong Lan, Tạp chí Cộng sản)

a) Sau đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á,

b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1991 - 1995 đạt mức cao và liên tục.

c) Giai đoạn 1991 - 1995, đất nước đã hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài.

d) Giai đoạn 1991 - 1995 tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay